Lương 80 triệu đồng/tháng nhưng vẫn muốn bỏ việc
Trong nhóm lương 80 triệu đồng/tháng, cứ 2 người thì có 1 người muốn nhảy việc. Đây là số liệu được công bố tại Hội nghị thường niên Nguồn nhân lực hạnh phúc 2019 vừa diễn ra. Hội nghị thu hút 600 giám đốc nhân sự, CEO tham dự.
Bà Thanh Nguyễn, người sáng lập và truyền cảm hứng hạnh phúc của Anphabe, nhà tư vấn về các giải pháp Thương hiệu nhà tuyển dụng và Nguồn nhân lực hạnh phúc cho biết, tỉ lệ nghỉ việc trong vòng ba năm gần đây tăng liên tục, dự báo sẽ cán mốc 24% trong năm 2019.
Vậy nhóm nhân sự ra đi nhiều nhất là nhóm nào? Bà Thanh Nguyễn phân tích, đối với cấp bậc nhân viên, lương dưới 10 triệu đồng/tháng có tỉ lệ nhảy việc cao nhất là 29%. Tuy nhiên các vị trí cao hơn như quản lý, trưởng nhóm, giám đốc,… lương càng cao thì tỉ lệ nhảy việc càng nhiều. Trong đó tập trung vào bốn phòng ban quan trọng như tiếp thị, tiếp thị bán hàng, công nghệ thông tin và tài chính.
“Không hẳn cứ lương cao hay chức tốt là nhân viên sẽ nỗ lực và trung thành với công ty” - bà Thanh Nguyễn chia sẻ.
Phân khúc lương cao, vị trí quan trọng tỉ lệ thuận với tỉ lệ "nhảy việc'" Ảnh: P.ĐIỀN
Đặc biệt, tỷ lệ nghỉ việc ở nhóm trẻ (thế hệ 9X) cao hơn hẳn so với các nhóm tuổi khác. Thậm chí, ngay cả khi hài lòng về môi trường làm việc thì vẫn có hơn 17% số người dự tính nghỉ trong vòng một năm tới.
Đáng chú ý, nhân viên thâm niên dưới hai năm có nguy cơ nghỉ việc cao nhất, đặc biệt là ở cấp quản lý và giám đốc. Phân tích trên mức lương, nhóm nhân viên có lương trên 80 triệu đồng/tháng thì trung bình cứ hai người sẽ có một người manh nha nghỉ.
"Việc nhân viên ra đi sẽ gây lên những tổn thất không ngờ tới. Cụ thể, để tuyển dụng, ít nhất phải mất 15-20% lương năm của vị trí đó để tìm được một người thay thế"- bà Thanh Nguyễn đánh giá.
Vậy giải pháp nào để giữ chân những người ra đi? Người đứng đầu Anphabe cho rằng khi đã nhìn rõ hơn các nhóm nguyên nhân, chúng ta cần giải quyết vấn đề người ra đi hiệu quả và hành động ngay từ giai đoạn còn gắn kết cũng như cảnh giác các dấu hiện rạn nứt.
Kết quả khảo sát tỉ lệ nghỉ việc trong vòng 3 năm gần đây của Anphabe.
Đồng thời bà Thanh Nguyễn cũng khuyến cáo không nên tăng lương hoặc thăng chức vì nó chỉ có tác dụng tạm thời. Cốt lõi vấn đề là phải tăng sự gắn kết, tạo sự trung thành và sự kết hợp của chiến lược "kéo và đẩy".
"Kéo nỗ lực của nhân viên bằng cả tình cảm và lý trí thông qua môi trường làm việc, kích thích sự gắn kết theo từng nhóm nhân viên. Đẩy bằng động lực tự thân thông qua hỗ trợ và giúp họ cảm nhận tốt hơn năm yếu tố nâng tầng động lực (ý nghĩa công việc, sức khỏe thể chất tinh thần, năng lực tương thích, kết nối và tự chủ)", bà Thanh khuyến nghị.
4 xu hướng khiến nhân viên "nhảy việc"
Làm việc khác ngành nghề không còn là rào cản lớn, bến đỗ của những người ra đi không chỉ bó hẹp trong các công ty cùng ngành, mà còn có thêm nhiều lựa chọn ở các ngành mới, đang phát triển nhanh.
Top 5 ngành được người đi làm ở các ngành khác đánh giá là hấp dẫn nhất ngoài ngành họ đang làm bao gồm: Ẩm thực và nghỉ dưỡng, ngân hàng, bất động sản/kiến trúc/thiết kế, bán lẻ/bán sỉ/thương mại, dịch vụ tài chính, trong năm 2018 đã thu hút rất nhiều nhân sự ngoài ngành.
Từ một nhân viên ngân hàng, giờ đây người đàn ông 35 tuổi đang học các kỹ năng từ mẹ để tiếp quản công việc kinh...