"Vua tàu thủy" ở HN: Mỗi năm “xuất xưởng” hàng trăm chiếc tàu, làm ra đến đâu bán hết đến đó

Sự kiện: Tết Trung thu

Tàu thủy sắt chạy bằng hơi nước, mỗi năm bán ra từ 500 - 600 chiếc, có năm ông Hùng “xuất xưởng” nghìn chiếc.

Cứ mỗi dịp Trung thu về, trẻ nhỏ đất Hà Thành lại được chơi những chiếc tàu thủy được chế tạo bằng sắt vụn chạy bằng hơi nước của Nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng, người được mệnh danh là vua tàu thủy làng Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân).

Cứ mỗi dịp Trung thu về, trẻ nhỏ đất Hà Thành lại được chơi những chiếc tàu thủy được chế tạo bằng sắt vụn chạy bằng hơi nước của Nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng, người được mệnh danh là vua tàu thủy làng Khương Hạ (Khương Đình, Thanh Xuân).

Chiếc tàu thủy sắt tây chạy bằng hơi nước đến nay vẫn là món đồ chơi trẻ em rất thích

Chiếc tàu thủy sắt tây chạy bằng hơi nước đến nay vẫn là món đồ chơi trẻ em rất thích

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng được biết đến là người cuối cùng của làng Khương Hạ làm tàu thủy sắt tây.  Năm nay, ông đã bước tuổi 55, nhưng đã có hơn 40 năm kế thừa nghề truyền thống này của ông cha.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Mạnh Hùng được biết đến là người cuối cùng của làng Khương Hạ làm tàu thủy sắt tây.  Năm nay, ông đã bước tuổi 55, nhưng đã có hơn 40 năm kế thừa nghề truyền thống này của ông cha.

Nguyên liệu làm tàu thủy ông Hùng sử dụng đều từ đồ phế liệu.

Nguyên liệu làm tàu thủy ông Hùng sử dụng đều từ đồ phế liệu.

Theo ông Hùng, nhiều món đồ chơi Trung thu truyền thống dần mai một bởi những trò chơi công nghệ hiện đại bằng vật liệu mới dần thay thế. Tuy nhiên, tàu thủy sắt chạy bằng hơi nước làm mỗi năm bán ra từ 500 -600 chiếc, có năm “xuất xưởng” nghìn chiếc.

Theo ông Hùng, nhiều món đồ chơi Trung thu truyền thống dần mai một bởi những trò chơi công nghệ hiện đại bằng vật liệu mới dần thay thế. Tuy nhiên, tàu thủy sắt chạy bằng hơi nước làm mỗi năm bán ra từ 500 -600 chiếc, có năm “xuất xưởng” nghìn chiếc.

 Từ những miếng sắt tây được tận dụng từ hộp sữa, hộp sơn, thùng phi... được duỗi thẳng, uống tỉa công phu hoàn toàn bằng tay. Sau đó, từng chi tiết nhỏ được lắp ghép lại với nhau bằng những mối hàn thiếc thủ công…

 Từ những miếng sắt tây được tận dụng từ hộp sữa, hộp sơn, thùng phi... được duỗi thẳng, uống tỉa công phu hoàn toàn bằng tay. Sau đó, từng chi tiết nhỏ được lắp ghép lại với nhau bằng những mối hàn thiếc thủ công…

….sau cùng là chúng được khoác lên mình những màu sơn xanh đỏ vàng bắt mắt. Do làm bằng tay nên 2-3 ngày ông Hùng mới hoàn thành một chiếc tàu sắt.

….sau cùng là chúng được khoác lên mình những màu sơn xanh đỏ vàng bắt mắt. Do làm bằng tay nên 2-3 ngày ông Hùng mới hoàn thành một chiếc tàu sắt.

Ông Hùng cho biết, từ những chiếc tàu nhỏ cỡ bàn tay đến tàu lớn dài 60 - 80 cm đã mô phỏng những chiến hạm cỡ lớn chạy bằng công nghệ hiện đại đều được làm tỉ mẩn bằng cả tâm huyết, lòng yêu nghề và khát vọng đam mê.

Ông Hùng cho biết, từ những chiếc tàu nhỏ cỡ bàn tay đến tàu lớn dài 60 - 80 cm đã mô phỏng những chiến hạm cỡ lớn chạy bằng công nghệ hiện đại đều được làm tỉ mẩn bằng cả tâm huyết, lòng yêu nghề và khát vọng đam mê.

"Những năm gần đây, nhờ công nghệ, mạng xã hội mà tôi không phải mang đi bán. Tàu thủy sắt làm ra đến đâu tiêu thu thụ hết đến đó, mỗi chiếc tàu thủy có giá khoảng 300.000 đồng", ông Hùng chia sẻ.

"Những năm gần đây, nhờ công nghệ, mạng xã hội mà tôi không phải mang đi bán. Tàu thủy sắt làm ra đến đâu tiêu thu thụ hết đến đó, mỗi chiếc tàu thủy có giá khoảng 300.000 đồng", ông Hùng chia sẻ.

Để tàu chạy, đầu tiên phải đổ đầy nước vào hai đầu ống dẫn ở đáy tàu

Để tàu chạy, đầu tiên phải đổ đầy nước vào hai đầu ống dẫn ở đáy tàu

Sau đó đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi và đưa tàu xuống nước. Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy

Sau đó đốt bình dầu, đặt dưới nồi hơi và đưa tàu xuống nước. Sau khi đốt khoảng 30 giây, tàu bắt đầu chạy

 "Lửa đốt nóng nồi hơi, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Tàu chạy khoảng hai, ba phút sẽ cạn dầu và dừng lại. Quy trình cứ thế được lặp đi lặp lại bên hút bên đẩy nước ra tạo ra năng lượng cơ học làm cho con tàu di chuyển", ông Hùng lý giải.

 "Lửa đốt nóng nồi hơi, truyền nhiệt vào ống dẫn nước khiến nước trong ống sôi lên và tạo lực đẩy tàu di chuyển. Tàu chạy khoảng hai, ba phút sẽ cạn dầu và dừng lại. Quy trình cứ thế được lặp đi lặp lại bên hút bên đẩy nước ra tạo ra năng lượng cơ học làm cho con tàu di chuyển", ông Hùng lý giải.

Khi chạy tàu phát ra tiếng kêu “phành phạch”. Tiếng kêu này được tạo ra bởi lá đồng mỏng nằm giữa nồi hơi bị đẩy theo hai chiều lên – xuống theo tác động của nhiệt và lực đàn hồi.

Khi chạy tàu phát ra tiếng kêu “phành phạch”. Tiếng kêu này được tạo ra bởi lá đồng mỏng nằm giữa nồi hơi bị đẩy theo hai chiều lên – xuống theo tác động của nhiệt và lực đàn hồi.

"Không phải ai cũng làm được, làm tàu thủy sắt phải có kinh nghiệm và đam mê. Nếu không biết làm tàu sẽ không hoạt động được và không phát ra tiếng kêu khi chạy. Tôi hy vọng, món đồ chơi truyền thống này được gìn giữ mãi với thời gian",  ông Hùng chia sẻ.

"Không phải ai cũng làm được, làm tàu thủy sắt phải có kinh nghiệm và đam mê. Nếu không biết làm tàu sẽ không hoạt động được và không phát ra tiếng kêu khi chạy. Tôi hy vọng, món đồ chơi truyền thống này được gìn giữ mãi với thời gian",  ông Hùng chia sẻ.

Phố bích họa Phùng Hưng rợp bóng đèn lồng Trung thu

Mùa Trung thu năm nay, phố bích họa Phùng Hưng trở thành điểm đến mới thu hút nhiều bạn trẻ đến 'check-in' khi nơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Tết Trung thu Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN