Vụ 8 người tử vong khi chạy thận: Nỗi lòng bác sĩ khi đồng nghiệp bị bắt

Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực cũng liên tục động viên anh chị em trong khoa, không để họ sa sút tinh thần vì vẫn còn rất nhiều bệnh nhân nặng đang chờ họ điều trị, chăm sóc.

Ngày 22/6, cơ quan điều tra đã khởi tố bị can 3 người liên quan đến vụ sự cố chạy thận nhân tạo ở BVĐK tỉnh Hoà Bình.

Theo đó, những người bị khởi tố, tạm giam gồm: Bùi Mạnh Quốc (31 tuổi), Giám đốc Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh, tội Vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp; Trần Văn Sơn (27 tuổi) cán bộ phòng Vật tư - trang thiết bị y tế Bệnh viện đa khoa Hòa Bình, tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Hoàng Công Lương (31 tuổi), bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, tội Vi phạm quy định về chữa bệnh.

Chia sẻ về tâm tư của các bác sĩ với thông tin 2 cán bộ, bác sĩ bị cơ quan điều tra bắt tạm giam phục vụ điều tra, trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 23/6, BS Hoàng Đình Khiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình cho biết: “Thật sự là rất buồn. Nếu chỉ cần trong ngành y, trên cả nước, nếu ở đâu đó không may xảy ra sự cố, anh chị em cán bộ ngành Y đã rất buồn. Huống hồ đây lại xảy ra ngay tại khoa, cán bộ hàng ngày làm việc bị bắt tạm giam nên càng buồn hơn. Hiện tất cả các cán bộ bệnh viện nói chung và khoa nói riêng cũng chỉ biết chờ đợi kết quả điều tra”.

Vụ 8 người tử vong khi chạy thận: Nỗi lòng bác sĩ khi đồng nghiệp bị bắt - 1

Cơ quan điều tra đã khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can liên quan đến sự cố y khoa khi chạy thận ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình.

Lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo Khoa Hồi sức tích cực cũng liên tục động viên anh chị em trong khoa, không để họ sa sút tinh thần vì vẫn còn rất nhiều bệnh nhân nặng đang chờ họ điều trị, chăm sóc.

“Chúng tôi cũng chỉ biết động viên cán bộ rằng yên tâm vì pháp luật rất công bằng với chúng ta” – BS Khiếu chia sẻ.

BS Khiếu cho hay, hiện vẫn chưa có kết luận điều tra. Trên thực tế trước khi có lệnh bắt tạm giam BS Lương, cán bộ Sơn, một số anh em cán bộ liên quan đến sự cố y khoa này cũng được mời lên cơ quan công an thẩm vấn lấy lời khai, nên lãnh đạo khoa cũng bố trí sắp xếp công việc, san sẻ công tác chuyên môn. Những người không liên quan đến vụ việc sẽ gánh bớt công việc những người có liên quan.

BS Khiếu cho biết thêm, sau khi sự cố xảy ra, Bộ Y tế đã đồng ý cấp thêm cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình 10-15 máy chạy thận, số máy này đã sắp về. Hiện Bệnh viện cùng các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai đang khảo sát mặt bằng, chuẩn bị các điều kiện, địa điểm lắp đặt máy móc.

Vụ 8 người tử vong khi chạy thận: Nỗi lòng bác sĩ khi đồng nghiệp bị bắt - 2

BS Hoàng Đình Khiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình. Ảnh: Q.An

Về mặt nhân sự, trong lúc đang chuẩn bị lắp đặt thiết bị, Bệnh viện sẽ đào tạo thêm các kỹ sư, kỹ thuật viên về quy trình chạy thận. Đối với các cán bộ, bác sĩ, nhân viên trước đây đã được đào tạo, Bệnh viện cũng có kế hoạch gửi về Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thận Hà Nội để đào tạo lại.

Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, các chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai sẽ tiếp tục “cầm tay chỉ việc”, huấn luyện và đảm bảo cho công tác chạy thận ở BVĐK tỉnh Hoà Bình được vận hành “trơn tru” trở lại mới rút về.

Cũng theo BS Khiếu, theo dự án mở rộng bệnh viện (chưa được khởi công), có quy hoạch xây dựng khoa thận – đơn vị lọc máu, do đó, bệnh viện và các chuyên gia cũng tính toán, thiết kế sao cho đồng bộ, lâu dài, đáp ứng được nhu cầu bệnh nhân chạy thận nhân tạo ở tỉnh Hoà Bình.

Được biết, tại BVĐK tỉnh Hoà Bình, nhu cầu bệnh nhân được chạy thận tương đối cao. Nếu năm 2010 chỉ có 10 bệnh nhân thì đến 2017 đã có tới 150 bệnh nhân, tính trung bình mỗi năm thêm 20-30 bệnh nhân/năm.

Hiện Bệnh viện đa khoa thành phố Hoà Bình có 10 máy chạy thận. Bệnh viện này cũng vừa được UBND tỉnh phê duyệt trang bị thêm 12 máy. Nếu hoàn thành sớm công tác lắp đặt vào tháng 6/2017, các bệnh nhân hiện phải xuống Hà Nội lọc thận sẽ được đưa về Hoà Bình. BS Khiếu thông tin thêm, hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình vẫn đang hàng ngày đưa đón một số bệnh nhân đi – về giữa Hà Nội – Hoà Bình để lọc thận.

BS Hoàng Đình Khiếu cho biết sau khi xảy ra sự cố y khoa, các khoa phòng của Bệnh viện đang phải bố trí lại. Kể từ khi đơn nguyên Thận nhân tạo bị đình chỉ không hoạt động để phục vụ điều tra, các bác sĩ ở đơn nguyên này quay trở về làm việc, trực bệnh nhân ở khoa Hồi sức tích cực.

Hiện khoa này có khoảng 40 cán bộ, trong đó có 10 bác sĩ (kể cả các bác sĩ đang được cử đi học), điều trị trung bình mỗi ngày 20 bệnh nhân.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, sáng 29/5, 18 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong. 10 người được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong đêm 29/5 sức khỏe đã hồi phục và ra viện vào ngày 8/6.

Sự cố chạy thận: Bệnh nhân nguy kịch điều trị 100 triệu đồng/ngày

Chiều 2/6, đoàn bác sĩ do GS.TS Nguyễn Gia Bình - Trưởng Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại bệnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh (Báo Giao thông)
Sốc phản vệ tập thể, nhiều người tử vong Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN