Việt Nam chuẩn bị gì cho kế hoạch ghép đầu người?

Năm 2017, trên thế giới sẽ diễn ra ca ghép đầu người đầu tiên. Nếu thành công, đây sẽ là cơ hội cho những người bệnh ở Việt Nam đang ao ước được ghép đầu để sống như người bình thường.

Sáng 12.1, tại Hà Nội, GS.TS Trịnh Hồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người đã chia sẻ những thông tin về quá trình ghép tạng tại Việt Nam cũng như hướng mới có thể ghép đầu người tại Việt Nam.

Trong buổi chia sẻ, GS Sơn nói, năm 2017, trên thế giới sẽ có ca ghép đầu người đầu tiên. Tại Việt Nam, chúng ta chuẩn bị những người có đầu minh mẫn nhưng bị bệnh teo cơ, liệt để ghép với thân hình của những người bị chết não. Nếu người bệnh có nhu cầu, chúng tôi sẽ mời ekip ghép đầu từ nước ngoài sang ghép tại Việt Nam từ năm 2017.

Ngay sau khi thông tin GS Sơn chia sẻ đã được nhiều cơ quan báo chí thông tin đến độc giả nhưng một số báo viết chưa đúng về mặt khoa học và thông tin GS Sơn nói đã gây xôn xao trong dư luận.

Việt Nam chuẩn bị gì cho kế hoạch ghép đầu người? - 1

Theo GS.TS Trịnh Hồng Sơn, nếu ghép đầu thành công, tại sao chúng ta không ao ước mời ekip ghép sang ghép đầu cho những người bệnh tại Việt Nam?

Trao đổi với chúng tôi, GS Trịnh Hồng Sơn cho biết: “Tôi nói năm 2017, trên thế giới sẽ có ca ghép đầu người đầu tiên để mình hiểu được tình hình ghép tạng của thế giới. Còn nói Việt Nam đã chuẩn bị ghép đầu là không đúng. Tại Việt Nam, chúng ta chuẩn bị những người có đầu minh mẫn nhưng bị bệnh teo cơ, liệt để ghép với thân hình của những người bị chết não. Nếu ca ghép đầu trên thế giới thành công, chúng tôi sẽ mời ekip ghép đầu từ nước ngoài sang ghép tại Việt Nam”.

Theo GS Sơn, cả thế giới đã tốn không biết bao nhiêu tiền để xây dựng một ekip ghép đầu người. Vậy tại sao chúng ta không ao ước mời ekip đó sang ghép đầu cho những người bệnh tại Việt Nam.

"Do đó, để mời được ekip sang Việt Nam, chúng ta phải chuẩn bị trước, người cho và người nhận. Người cho đầu đã sẵn sàng chưa? Người nhận đã có chưa?", GS Sơn nói.

GS Trịnh Hồng Sơn cho biết, ý ông là báo chí cùng đưa tin đến cộng đồng để mọi người hiểu và cung cấp thông tin về Trung tâm Điều phối về ghép bộ phận cơ thể người, từ đó lên danh sách người cho, người nhận.

“Có danh sách những người mong muốn được ghép đầu cũng là một cái tốt, thống kê xem Việt Nam có bao nhiêu người ao ước được ghép đầu. Những người đang nằm liệt giường cũng ao ước được sống như người bình thường. Còn thông tin của một số báo cung cấp đến độc giả chưa đúng thì báo ấy chịu trách nhiệm, tôi sẵn sàng đối chất thông tin với tất cả mọi người”, GS Sơn nhấn mạnh.

Ghép đầu là một tiến bộ vượt bậc của y học thế giới. Về mặt quy luật, tất cả ghép tạng đều rất khó khăn. Ngày trước, không ai tưởng tượng ra ghép được tạng người nhưng hiện nay đã ghép được gan, thận, phổi, tim,… Tuy nhiên, không phải ca phẫu thuật nào cũng thành công, đặc biệt những ca phẫu thuật ban đầu thường rất khó khăn. Ở Mỹ, sau 5 năm thử nghiệm, đã ghép gan thành công vào năm 1967 còn thử nghiệm từ năm 1963.

GS Sơn cho biết thêm, hiện nay, ở Việt Nam đã ghép thận rất tốt, ghép cả lá gan của người cho chết não đã tốt. Nhưng ghép của người sống, chia lá gan ra làm hai để ghép thì Việt Nam chưa ghép được. Ví dụ, ở Việt Nam có một ca người chết não hiến gan để ghép cho hai người thì chưa ghép được.

Mặt khác, Việt Nam cũng chưa ghép được phổi. Hai bệnh viện là Bệnh viện Quân y 108 và Bệnh viện Phổi Trung ương đang thực hiện đề tài cấp nhà nước về ghép phổi. Có thể sang năm, Việt Nam sẽ bắt đầu ghép phổi.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Công Phương ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN