Vì sao Phó Chủ tịch tỉnh lại ký xử phạt “ma men”?

Việc cảnh sát giao thông lập biên bản và sau đó Chủ tịch tỉnh là người ký quyết định xử phạt vi phạm là việc cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật.

Quyết định xử phạt hành chính đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn

Quyết định xử phạt hành chính đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn

Mới đây, ông Nguyễn Khắc Thận, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn vượt mức 0,4 miligam/1 lít khí thở. Lái xe Trần Văn K. (SN 1983), ở TP. Thái Bình sau đó bị xử  phạt mức phạt 35 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 23 tháng, tạm giữ ô tô 7 ngày theo quy định.

Luật sư Trần Tuấn Anh, Giám đốc Công ty luật Minh Bạch- Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo quy định pháp luật thì Phó Chủ tịch tỉnh là người giúp việc cho Chủ tịch tỉnh và thực hiện các công việc khác do Chủ tịch tỉnh ủy quyền, trong đó bao gồm cả việc ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy, trong trường hợp nêu trên, Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình ký thay Chủ tịch tỉnh trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng thẩm quyền.

Mặt khác, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định, UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định xử phạt đối với các lỗi vi phạm nồng độ cồn từ 35-40 triệu đồng; cao nhất lên tới 75 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Đối với chủ tịch UBND cấp huyện có quyền ra quyết định xử phạt tối đa lên tới 20 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm nồng độ cồn trong lĩnh vực giao thông đường bộ; 37,5 triệu đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt.

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe

Cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn đối với lái xe

Theo luật sư Tuấn Anh, việc phân cấp cho chủ tịch UBND tỉnh của các địa phương căn cứ vào khoản 1, điều 74 của Nghị định 100. “Rõ ràng việc phân cấp cho những người đứng đầu ở các địa phương thực hiện việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt sẽ tạo thuận lợi cho việc xử lý vi phạm nhanh, đúng theo quy định của pháp luật”, luật sư Tuấn Anh nói.

Cũng theo luật sư Tuấn Anh, theo quy định, trong vòng 7 ngày mà không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì không được xử phạt đối với lái xe vi phạm nữa. Chính vì vậy, việc quy định cho lãnh đạo các địa phương ra quyết định xử phạt sẽ kịp thời, không bỏ lọt người vi phạm.

“Việc cảnh sát giao thông lập biên bản và sau đó chủ tịch tỉnh là người ký quyết định xử phạt vi phạm là việc cần thiết, hợp lý. Tôi cho rằng, việc làm này tạo ra được tính minh bạch trong việc xử lý vi phạm giao thông”, ông Tuấn Anh nói thêm.

Thượng tá Phạm Thanh Tiến, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông (CSGT), Công an tỉnh Thái Bình cho biết thêm, ý thức của lái xe đã tốt hơn rất nhiều sau khi Nghị định 100 có hiệu lực. Qua nhiều đợt kiểm tra thấy phần lớn lái xe đã chấp hành quy định về giao thông đường bộ, không lái xe sau khi uống rượu bia.

“Mới đây lãnh đạo tỉnh cũng ký quyết định xử phạt hành chính một trường hợp lái xe vi phạm nồng độ cồn với mức 35 triệu đồng. Việc làm này thể hiện sự quyết liệt của lãnh đạo tỉnh, Ban an toàn giao thông trong việc xử lý những lái xe vi phạm nồng độ cồng, đồng thời, tránh được việc can thiệp, xin cho người vi phạm”, ông Tiến chia sẻ.

Điều 76 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:

1. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 8.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

2. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm b khoản này;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường sắt;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.

Bạn nghĩ thế nào về mức phạt mới đối với lái xe vi phạm nồng độ cồn từ 1/1/2020?

Nguồn: [Link nguồn]

Phó Chủ tịch tỉnh Thái Bình phạt lái xe ô tô vi phạm nồng độ cồn 35 triệu đồng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một bác sĩ điều khiển xe ô...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Đức ([Tên nguồn])
Xử phạt lái xe có nồng độ cồn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN