Tưng bừng lễ hội rước pháo khổng lồ ở làng Đồng Kỵ

Sự kiện: Lễ hội

Sáng nay, 25/1 (tức mùng 4 Tết Quý Mão), tại phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tưng bừng diễn ra lễ hội rước pháo Đồng Kỵ, cầu mong một năm làm ăn phát tài, gặp nhiều may mắn. Hội rước pháo làng Đồng Kỵ từ lâu đã trở nên nổi tiếng khắp cả nước và được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (diễn ra từ mùng 4,5,6 tháng Giêng Âm lịch) là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm.

Lễ hội rước pháo Đồng Kỵ (diễn ra từ mùng 4,5,6 tháng Giêng Âm lịch) là một trong những lễ hội giàu bản sắc truyền thống của vùng đất Bắc Ninh, khởi đầu cho mùa xuân mới hàng năm.

Ngày 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) mở hội rước pháo.

Ngày 25/1 (mùng 4 Tết), người dân làng Đồng Kỵ (Từ Sơn, Bắc Ninh) mở hội rước pháo.

Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6m, đường kính hơn 60cm. Thân pháo chạm trổ hình long, lân, quy, phượng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa.

Hai quả pháo được làm bằng gỗ, sơn son thếp vàng, dài 6m, đường kính hơn 60cm. Thân pháo chạm trổ hình long, lân, quy, phượng với mong muốn năm mới mưa thuận gió hòa.

Hằng năm, làng Đồng Kỵ sẽ chọn 4 người bước sang tuổi 50 ở mỗi giáp, làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (gọi là Quan đám đỏ). Mỗi vị tướng có trách nhiệm tổ chức quân.

Hằng năm, làng Đồng Kỵ sẽ chọn 4 người bước sang tuổi 50 ở mỗi giáp, làm 4 vị tướng xuất quân đánh giặc (gọi là Quan đám đỏ). Mỗi vị tướng có trách nhiệm tổ chức quân.

Hàng trăm người tham gia lễ rước kéo dài chừng hai tiếng, trải qua nhiều nghi thức từ nhà trưởng đám đến đình làng.

Hàng trăm người tham gia lễ rước kéo dài chừng hai tiếng, trải qua nhiều nghi thức từ nhà trưởng đám đến đình làng.

Cụ Kinh 87 tuổi người làng Đồng Kỵ chia sẻ: "Đây là năm thứ 7 tôi tham gia lễ hội trong đoàn rước, phấn khởi lắm, theo tục lệ của làng từ xưa kia, những người từ 80 tuổi trở lên sẽ được tham gia trong lễ rước pháo quanh làng".

Cụ Kinh 87 tuổi người làng Đồng Kỵ chia sẻ: "Đây là năm thứ 7 tôi tham gia lễ hội trong đoàn rước, phấn khởi lắm, theo tục lệ của làng từ xưa kia, những người từ 80 tuổi trở lên sẽ được tham gia trong lễ rước pháo quanh làng".

Nhiều gia đình đưa con nhỏ tham gia lễ hội rước pháo.

Nhiều gia đình đưa con nhỏ tham gia lễ hội rước pháo.

Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.

Lễ hội là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Thiên Cương. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương, những nghi lễ truyền thống.

Nhiều bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh cùng đoàn lễ rước qua.

Nhiều bạn trẻ tranh thủ chụp ảnh cùng đoàn lễ rước qua.

Hội rước pháo Đồng Kỵ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Hội rước pháo Đồng Kỵ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Đúng 9h, hai quả pháo được rước quanh làng. Xưa kia, làng Đồng Kỵ có hội thi làm pháo, đốt pháo để tưởng nhớ, tái hiện ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm Thành hoàng làng - ra lệnh xuất quân đánh giặc.

Khoảng 11h, hai quả pháo đã được rước vào đình làng trong sự hò reo cuồng nhiệt của nhiều người dân.

Khoảng 11h, hai quả pháo đã được rước vào đình làng trong sự hò reo cuồng nhiệt của nhiều người dân.

Nguồn: [Link nguồn]

Chiêm ngưỡng cây đa di sản ở vùng đất thiêng Lam Kinh

Khi về vùng đất thiêng Lam Kinh (Thanh Hóa), du khách không khỏi ngạc nhiên trước vẻ đẹp cây đa cổ thụ mà còn nghe những câu chuyện bí về cây đa – thị nơi đây.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Nguyễn Trọng Tài ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN