Từ 20/10, bán thức ăn chín không đeo găng tay bị phạt đến 1 triệu đồng
Theo quy định, những người bán thức ăn nhưng không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn, bán thức ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt từ 500.000-1.000.000 đồng.
Từ 20/10, những người bán thức ăn chín không đeo găng tay sẽ bị phạt từ 500 nghìn tới 1 triệu đồng
Từ tháng 20/10//2018, Nghị định 115/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm có hiệu lực thi hành có hiệu lực.
Đáng chú ý, trong Nghị định quy định sẽ tăng mức phạt trong kinh doanh thức ăn đường phố.
Theo Điều 16 của Nghị định, nếu vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố sẽ bị phạt tiền từ từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Người đang mắc các bệnh mà theo quy định của pháp luật không được trực tiếp tham gia kinh doanh thức ăn đường phố. Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn; Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống; Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố…
Bên cạnh đó, trong Điều 12 của Nghị định cũng quy định về về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật tươi sống sử dụng làm thực phẩm.
Theo đó, phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ôi thiu, biến đổi màu sắc, mùi vị; Phạt tiền từ 2 lần đến 3 lần giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc động vật trên cạn bị ô nhiễm vi sinh vật; tồn dư chất, hóa chất vượt giới hạn theo quy định của pháp luật; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế thực phẩm hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Vừa đổ thức ăn thừa ra đường, một quán nhậu ở trung tâm Sài Gòn “dính” biên bản phạt 2,5 triệu đồng vì gây ô...