Trưởng đại diện WHO Việt Nam: Hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào có sẵn khi đến lượt

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Hiện đang có những ý kiến cho rằng một số vắc-xin tốt hơn hoặc hiệu quả hơn các loại khác, TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO Việt Nam đã làm rõ hơn về điều này.

Số ca mắc COVID-19 trong nước từ 27/04/2021

Xem thêm số liệu dịch COVID-19 >
Nguồn: Bộ Y tế - Cập nhật lúc 01:38 25/04/2024
STT Tỉnh thành Ca nhiễm mới
hôm qua
Tổng Ca
nhiễm
Ca tử
vong
Ca tử vong
công bố hôm qua
TỔNG +769 10.737.087 43.052 3
1 Hà Nội +158 1.605.587 1.245 0
2 TP.HCM +32 610.064 20.344 0
3 Phú Thọ +62 321.734 97 0
4 Nghệ An +54 485.595 143 0
5 Bắc Ninh +40 343.507 130 0
6 Sơn La +40 150.838 0 0
7 Đà Nẵng +38 104.015 326 0
8 Yên Bái +32 153.158 13 0
9 Lào Cai +27 182.242 38 0
10 Quảng Ninh +26 351.373 144 1
11 Hòa Bình +26 205.054 104 0
12 Vĩnh Phúc +21 369.220 19 0
13 Hà Nam +21 84.788 65 0
14 Bắc Kạn +17 76.107 30 0
15 Hưng Yên +16 241.164 5 0
16 Tuyên Quang +15 158.179 14 0
17 Cao Bằng +14 95.565 58 0
18 Hải Dương +13 363.229 117 0
19 Thái Bình +13 267.983 23 0
20 Quảng Bình +12 127.616 76 0
21 Thái Nguyên +11 185.882 110 0
22 Ninh Bình +11 99.455 90 0
23 Nam Định +11 296.193 149 0
24 Hải Phòng +9 120.911 135 0
25 Quảng Trị +8 81.869 37 0
26 Thanh Hóa +7 198.458 104 0
27 Khánh Hòa +6 117.926 366 0
28 Lâm Đồng +5 92.372 137 0
29 Lạng Sơn +5 157.043 86 0
30 Bà Rịa - Vũng Tàu +4 107.169 487 0
31 Điện Biên +4 88.305 20 0
32 Bắc Giang +3 387.697 97 0
33 Lai Châu +2 74.015 0 0
34 Bến Tre +2 97.572 504 2
35 Bình Thuận +2 52.650 475 0
36 Cà Mau +1 150.043 352 0
37 Đồng Tháp +1 50.528 1.040 0
38 Quảng Nam 0 48.902 139 0
39 Kon Tum 0 26.237 1 0
40 Phú Yên 0 52.816 130 0
41 Trà Vinh 0 65.497 298 0
42 Vĩnh Long 0 100.435 831 0
43 Kiên Giang 0 39.842 1.017 0
44 Bình Định 0 139.090 282 0
45 Thừa Thiên Huế 0 46.393 172 0
46 Bình Phước 0 118.373 219 0
47 Bạc Liêu 0 46.407 472 0
48 Đồng Nai 0 106.636 1.890 0
49 Đắk Lắk 0 170.786 189 0
50 Tây Ninh 0 137.355 877 0
51 Sóc Trăng 0 34.796 627 0
52 Bình Dương 0 383.854 3.465 0
53 An Giang 0 41.865 1.382 0
54 Ninh Thuận 0 8.817 56 0
55 Đắk Nông 0 72.984 46 0
56 Quảng Ngãi 0 47.644 121 0
57 Gia Lai 0 69.249 116 0
58 Hậu Giang 0 17.545 231 0
59 Cần Thơ 0 49.553 952 0
60 Tiền Giang 0 35.821 1.238 0
61 Long An 0 48.929 991 0
62 Hà Giang 0 122.240 79 0
63 Hà Tĩnh 0 49.915 51 0

Tình hình tiêm chủng vaccine ở Việt Nam

Xem thêm số liệu vaccine COVID-19 >
Nguồn: Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 - Cập nhật lúc 00:00 15/08/2022

Số mũi đã tiêm toàn quốc

251.680.004

Số mũi tiêm hôm qua

223.705


Số liệu tiêm vắc xin tại Việt Nam (cập nhật đến ngày 7/8)

- Tổng số liều đã nhập: 18.169.850

- Tổng số liều đã tiêm: 8.528.267

- Số liều tiêm mũi 1: 7.664.944

- Số liều tiêm mũi 2: 863.323

Các vắc-xin COVID-19 được WHO phê duyệt cho đến thời điểm hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể Delta?

Hiện nay, có ít nhất 17 vắc-xin đã được triển khai, 7 trong số đó đã được WHO phê duyệt vào Danh sách sử dụng khẩn cấp.

Những vắc-xin này là Pfizer/BionNTech, AstraZeneca của Oxford, AstraZeneca của Viện Huyết Thanh Ấn Độ, Janssen, Moderna, Sinopharm/BBIP và Sinovac.

WHO đang giám sát chặt chẽ hiệu quả của các vắc-xin này trong thực tế, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vắc-xin.

Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 cho thấy, vắc-xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng COVID-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.

Thông điệp từ WHO rất rõ ràng, đó là hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin có sẵn khi đến lượt bạn. Vắc-xin giúp bảo vệ bạn và cả những người xung quanh bạn. Vắc-xin làm giảm nguy cơ biến thể Delta lan truyền trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới.

TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam 

TS Kidong Park - Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam 

Vậy còn vắc-xin Sinopharm thì sao? Liệu nó có thể bảo vệ người tiêm trước biến thể Delta không?

Trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc-xin Sinopharm. Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy 2 liều vắc-xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. WHO kết luận rằng lợi ích mà vaccine Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.

WHO khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinopharm dựa trên Lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.

WHO kết luận rằng lợi ích mà vắc-xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra

Hãy tiêm bất kỳ loại vắc-xin nào có sẵn khi đến lượt

Hiện đang có những ý kiến cho rằng một số vắc-xin tốt hơn hoặc hiệu quả hơn các loại khác. Xin hỏi ý kiến của WHO cho vấn đề này là gì?

Tất cả các vắc-xin đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia Quốc tế.

Các vắc-xin đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do COVID-19 gây ra.

WHO cũng đang theo dõi chặt chẽ hiệu quả của các vắc-xin này trong thực tế sử dụng, bao gồm ảnh hưởng của các biến thể đáng lo ngại lên hiệu quả của vaccine; và chúng tôi cũng sẽ cập nhật các khuyến cáo mới nhất liên quan nếu cần thiết.

Tại sao chúng ta nên cẩn trọng với biến thể Delta ?

WHO đang giám sát chặt chẽ sự xuất hiện của các biến thể mới và các đặc điểm của chúng như là khả năng lây nhiễm và mức độ nặng của bệnh, cũng như ảnh hưởng của nó lên việc chẩn đoán và lên vắc-xin.

Biến thể Delta là một biến thể đáng lo ngại mà WHO đang theo dõi và giám sát trên toàn thế giới.

Các dữ liệu tính đến ngày 6/8/2021 chỉ ra rằng biến thể Delta có khả năng lây truyền cao hơn và tăng nguy cơ phải nhập viện. Đây là mối lo ngại của chúng tôi. Delta đã xuất hiện tại 135 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nó đã trở thành biến thể chủ đạo ở nhiều quốc gia.

Tin tốt là vắc-xin vẫn đang rất hiệu quả trong việc phòng ngừa mắc bệnh COVID-19 nặng do biến thể Delta gây ra, tuy nhiên hiệu quả trong phòng ngừa nhiễm bệnh có triệu chứng có vẻ suy giảm.

Vắc-xin sẽ làm giảm nguy cơ biến thể Delta lây lan trong cộng đồng và gây ra các biến thể mới

WHO đánh giá thế nào về việc triển khai tiêm vắc-xin tại Việt Nam? Nó có hiệu quả không? Và chúng ta cần phải làm những gì nữa?

WHO đánh giá cao sự cam kết ở mức cao nhất của Chính Phủ trong việc tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19.

Mục tiêu toàn cầu của WHO là tiêm phòng đủ liều cho ít nhất 10% dân số của mỗi quốc gia trên thế giới trước tháng 9 năm 2021, 40% cho đến cuối năm 2021 và 70% vào giữa năm 2022. Đây là những cột mốc chúng ta cần phải đạt được để kết thúc đại dịch.

Rất nhiều các quốc gia đang đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung vắc-xin, chứ không chỉ riêng Việt Nam. WHO hiểu rằng chính phủ Việt Nam đã nỗ lực hết sức và làm việc ngày, đêm để có thể cung cấp đủ vaccine cho người dân. Hiện tại đang có thêm vắc-xin được chuyển đến Việt Nam, và đó là một tin vui.

Cần đẩy mạnh hoạt động tiêm chủng ở tất cả các tỉnh/thành phố, huyện, và xã để đạt được mục tiêu đề ra của chính phủ, cũng như khuyến nghị của WHO.

WHO đánh giá cao từng nhân viên, cán bộ đã làm việc hết mình cho chiến dịch tiêm chủng chưa từng có này.

WHO khuyến cáo ưu tiên tiêm chủng cho nhân viên y tế, nhân viên tuyến đầu chống dịch và những người có nguy cơ cao hơn mắc bệnh nặng và tử vong – ví dụ như người cao tuổi và những người có bệnh nền.

Tất cả các vắc-xin đã được WHO phê duyệt vào danh sách Sử dụng Khẩn cấp đều đã đạt yêu cầu về hiệu quả, an toàn và chất lượng do WHO đặt ra thông qua tham vấn chặt chẽ với các chuyên gia Quốc tế. Các vắc-xin đều có hiệu quả rất cao trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng cần nhập viện do COVID-19 gây ra.

Tôi muốn nhắc các bạn rằng vắc-xin an toàn và hiệu quả là chìa khóa để kết thúc đại dịch COVID-19, nhưng nó không phải "viên đạn bạc" (hay "chìa khóa vạn năng").

Chúng ta cần phải tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K – đeo khẩu trang, ở nơi thông thoáng khí, vệ sinh tay thường xuyên, vệ sinh hô hấp và quy tắc che miệng khi ho, tránh nơi đông người và khai báo y tế đầy đủ.

Những biện pháp này là rất quan trọng, kể cả khi bạn đã được tiêm phòng, nhất là ở các địa phương đang có các ca lây nhiễm cộng đồng.

Nguồn: [Link nguồn]

Sáng 7/8, Bộ Y tế thông tin mới nhất về dịch COVID-19

Bộ Y tế vừa ghi nhận 3.794 ca mắc COVID-19 mới trong nước, riêng TP. Hồ Chí Minh có 1.836 ca, tổng số liều vắc-xin đã được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN