Trang điểm cho tử thi: Nghề rùng rợn không dành cho người yếu tim

Sự kiện: Thời sự

Nơi làm việc của ông Chanh là một phòng nhỏ, xung quanh là hàng chục cái xác lạnh lẽo đang chờ giờ trang điểm, khâm liệm.

Không phải ai cũng dám làm

Khu vực nhà xác của nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội) lúc nào cũng vắng vẻ, lạnh lẽo với mùi khói hương nồng nặc.

Tại đây vẫn có những người luôn phải đối mặt với những xác chết. Họ luôn phải sờ, nắn từng xác chết vì đã chót chọn nghề “làm đẹp cho tử thi”.

Cái nghề trang điểm cho những xác chết rùng rợn khủng khiếp này không phải ai cũng dám làm. Thế nhưng, ông Lê Đình Chanh (Thanh Trì, Hà Nội) đã gắn bó suốt 15 năm nay. 

Nơi làm việc của ông Chanh là một phòng nhỏ, xung quanh là hàng chục cái xác lạnh lẽo đang chờ giờ trang điểm, khâm liệm.

Thường xuyên tiếp xúc với xác chết nhưng ông Chanh nhớ nhất là lần đi lấy tử thi để 1 tuần đã bốc mùi. Thứ mùi đặc trưng ấy khiến ông khó lòng quên được. Người ta thường nói xác người là thối nhất nhưng xác người do chết đuối là thối hơn tất thảy. Đó là một thi thể nam đang trong tình trạng phân hủy.

Để làm nghề này, theo ông Chanh, phải thật vững nếu không có thể sẽ ốm liệt giường, có thể hễ nhìn thấy miếng thịt lại lợm giọng.

Cũng có lần ông trang điểm cho một xác chết rất gầy, tóp teo hết các cơ mắt khiến mắt không thể nhắm. Đôi mắt cứ thao láo nhìn ông trang điểm như nhắc ông phải làm cho họ thật đẹp.

“Chúng tôi làm vì người mất”

Ông Nguyễn Xuân Bách, Đội trưởng Đội Phục vụ Nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội) đã gắn bó với nghề khâm liệm  tử thi được hơn 30 năm, nên mọi ngóc ngách của nhà tang lễ, ông Bách đều thuộc như lòng bàn tay.

Ông Bách nói: "Chúng tôi quan niệm: Trang điểm cho tử thi là một nghề rất thanh thản". Cho đến giờ, anh em trong đội của ông Bách chưa ai có ý định bỏ nghề.

Trang điểm cho tử thi: Nghề rùng rợn không dành cho người yếu tim - 1

Ông Nguyễn Xuân Bách, Đội trưởng Đội Phục vụ Nhà tang lễ Phùng Hưng (Hà Nội).

Ông Bách kể, công việc của ông từ nhiều năm nay đã được lập trình sẵn theo một quy trình cố định.

Sau khi đi nhận xác về, những người trong đội sẽ tắm rửa cho người chết, đưa thi hài khâm liệm vào phòng lạnh, rải chè, giấy bản, tổ tôm, gối đầu… vào áo quan. Sau đó chỉnh lại trang phục, trang điểm cho trắng trẻo, hồng hào, trải vải liệm xuống sàn, đặt người mất xuống đất, bó lại, đưa vào áo quan.

Đôi khi nghề khâm liệm cũng đối diện với đầy rẫy nguy hiểm, nhất là việc phải thường xuyên phục vụ cho người chết do các loại bệnh truyền nhiễm.

Nhiều lúc còn gặp những trường hợp tai nạn giao thông, không còn nguyên vẹn hình hài. Lúc này, nhiệm vụ của người thợ phải sắp xếp, lắp ghép cho lành lặn, hạn chế tối đa biến dạng thân thể.

Cũng có trường hợp người chết bị khòng, khoèo bẩm sinh, những người thợ ấy phải xử lý rất khó khăn, mất nhiều thời gian nắn, bóp.

“Làm nghề này phải có tâm thực sự. Trước tiên, chúng tôi làm cho người mất và gia đình được thanh thản, an lòng. Khi người mất nằm xuống, nhìn họ như đi ngủ thì chúng tôi không còn ân hận bất cứ điều gì nữa. Nếu ai đó làm việc này mà còn lăn tăn, ái ngại gì đó tức là chưa làm hết sức”, ông Bách chia sẻ.

Theo ông Bách, nếu làm công việc này mà không có tâm và không có tinh thần thép thì chỉ vài bữa vài bữa là lại xin nghỉ, luôn nghĩ đến cảnh thê lương, rùng rợn.

Ông Nguyễn Xuân Bách cho biết, cách đây 30 năm vì sợ ế vợ nên ông phải giấu vợ ông về nghề nghiệp của mình. Nhưng ngày nay, tất cả anh em trong đội, chưa có ai ế vợ vì chọn làm nghề trang điểm cho những xác chết.

“Như ngày xưa là ế đấy. Tôi phải chờ cưới hỏi xong xuôi rồi mới nói sự thật về nghề. Lúc đó, cưới rồi thì đành chịu thôi”, ông Bách cười.

---------------------------------

Nguyễn Ngọc Tùng là trai Hà Nội gốc. Nghề nghiệp của anh là trang điểm cho những xác chết. Sau 4 năm gắn bó với nghề, dù đã quen với công việc, nhưng Tùng vẫn không thể quên được cảm giác lạnh sống lưng khi lần đầu bước chân vào nhà lạnh và thấy nhiều xác chế nằm đắp chăn, chỉ hở mỗi bàn chân.

Đón đọc kì tới: "Chàng trai 9X và câu chuyện trang điểm cho hàng trăm xác chết"  vào lúc 10h ngày 24/9.

Kí ức đau lòng của người đàn ông 30 năm vớt xác chết trên sông Hồng

Mỗi lần vớt được thi thể trôi sông, trong tâm trí của người đàn ông sương gió này lại một lần khắc sâu ký ức đau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu – Hồng Phú ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN