Tội phạm mượn danh lãnh đạo cấp cao để lừa đảo, mượn tiền

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nói bản thân ông cũng bị tội phạm mượn danh lừa đảo, mượn tiền người khác; nhiều lãnh đạo đầu ngành các cơ quan cũng bị tương tự. 

Sáng 1-8, ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp TP.HCM chủ trì hội nghị sơ kết công tác cải cách tư pháp sáu tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2024.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có chia sẻ về tình trạng mượn danh lừa đảo qua mạng tại hội nghị sáng nay. Ảnh: THANH TUYỀN

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên có chia sẻ về tình trạng mượn danh lừa đảo qua mạng tại hội nghị sáng nay. Ảnh: THANH TUYỀN

Tại hội nghị, trong phần trao đổi, chia sẻ về một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên nêu lên thực trạng tội phạm lừa đảo qua mạng, sử dụng công nghệ cao ngày càng phức tạp ảnh hưởng nhiều đến đời sống người dân.

“Không chỉ là cho người dân mà trong cả hệ thống chính trị chúng ta hiện nay cũng bị nữa. Hôm trước tôi đi họp ngoài Hà Nội, có một cán bộ cao cấp nói nhận được điện thoại tôi (Bí thư Nguyễn văn Nên- PV) hỏi mượn tiền, nghe tiếng rất giống tôi; nhưng số điện thoại thì không phải của tôi. Sau khi kiểm tra lại thì đó là số của một người khác”- Bí thư Nguyễn Văn Nên kể lại.

Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cho rằng, hiện nay, tình trạng lợi dụng, giả danh cán bộ cao cấp, cán bộ lãnh đạo các cấp, toà án, công an, viện kiểm sát… đều có thể bị lợi dụng để điện thoại, ráp hình ảnh để lừa đảo qua mạng.

“Tình trạng này diễn ra ngày càng nhiều. Hàng ngày đều có thông tin người này người kia bị lừa. Có những cán bộ Thành ủy, đứng đầu các cơ quan ở thành phố này cũng bị dựng lên câu chuyện tống tiền… Nhiều người gọi cho tôi hỏi có làm ăn gì không mà đi huy động vốn…”- Bí thư Thành ủy TP.HCM nêu rõ.

Ông cho rằng, ngành công an và các lực lượng hiện nay đã rất tập trung ngăn chặn, phòng ngừa tình trạng này. Dù vậy, rất cần sự hỗ trợ tích cực của người dân, nhất là phải nâng cao ý thức cảnh giác cao của người dân thì mới không sập bẫy.

Trước đó, tại hội nghị lần thứ 31 Ban chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Trung tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM nhấn mạnh, trong các hành vi, hình thức lừa đảo thì hành vi lừa đảo trên không gian mạng, với hình thức đầu tư tài chính, mua bán đa cấp kèm theo tiền thưởng, giả danh Công an, Viện kiểm sát để lừa đảo đang ngày càng tràn lan nhưng tỉ lệ khám phá với các vụ án này đạt thấp, chỉ 20%.

Trung tướng Lê Hồng Nam cho rằng với tỉ lệ khám phá còn thấp với các vụ lừa đảo qua mạng, người dân cần phải có kiến thức để tự bảo vệ mình trước các hành vi lừa đảo trên không gian mạng.

Ngành Công an TP.HCM đang triển khai, xây dựng app an ninh trật tự để thông tin rõ hơn, tương tác trực tiếp với người dân để phần nào ngăn ngừa được tình trạng lừa đảo.

Nguồn: [Link nguồn]

Sau khi vụ án đăng kiểm bị phát hiện, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà đã yêu cầu cấp dưới tìm hiểu thông tin để "lo lót" và bị lừa 100.000 USD

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo THANH TUYỀN ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN