Tàu Curiosity chụp nhật thực trên sao Hỏa
Tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) lần đầu tiên ghi được cảnh tượng nhật thực trên sao Hỏa.
Hình ảnh do tàu thăm dò Curiosity ghi được từ miệng hố lớn Crater của sao Hỏa vào hôm thứ Năm vừa qua (13/9) cho thấy, Mặt trời bị che khuất một phần bởi mặt trăng Phobos của hành tinh đỏ. Hiện tượng này cũng giống như Mặt trời bị che lấp một phần bởi Mặt trăng khi nhìn từ Trái đất.
Hệ thống camera Mastcam trên tàu thăm dò Curiosity đã chụp cảnh tượng nhật thực một phần trên sao Hỏa qua hệ thống lọc trung tính, giúp giảm cường độ ánh sáng giảm xuống 1 nghìn lần so với ánh sáng tự nhiên.
Hình ảnh về hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa được tàu thăm dò Curiosity của NASA ghi lại
Những điểm sáng quanh Mặt trời trong bức ảnh có thể trông giống các ngôi sao, nhưng Keri Bean, một thành viên của nhóm điều khiển tàu thăm dò Curiosity tại Phòng thí nghiệm phản lực của NASA, cho biết chúng chỉ là những ảnh điểm nóng.
Tàu thăm dò Curiosity được lập trình có thể chụp hàng trăm bức ảnh có độ phân giải cao về hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa. Nhưng bức ảnh gửi về Trái đất có thể ghép lại thành một đoạn phim hoàn chỉnh về hiện tượng kỳ thú này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học phải chờ thêm thời gian bởi vì dải tần truyền dữ liệu từ tàu thăm dò Curiosity về Trái đất rất hạn chế và tàu thăm dò trị giá 2,5 tỷ USD phải ưu tiên cho những sứ mệnh khác. Trong khi đó, Curiosity có 2 cơ hội khác trong vài ngày tới để xem hiện tượng nhật thực trên sao Hỏa bởi mặt trăng Phobos và Deimos.