Taliban trút đòn thù lên nữ sinh 14 tuổi

Các tay súng Taliban ở Pakistan hôm 9/10 đã bắn trọng thương một nữ sinh 14 tuổi để trả thù cho những phát biểu chống lại nhóm này của cô bé.

Cô bé Malala Yousufzai đã bị Taliban bắn vào đầu và cổ trên chiếc xe buýt chở học sinh tại thung lũng Swat, thành phố Mingora, phía Tây Bắc thủ đô Islamabad. Ngoài ra, hai bé gái khác cũng bị thương.

Cảnh sát trưởng Rasool Shah cho biết khi chiếc xe buýt chuẩn bị rời sân trường, một người đàn ông bước lên và hỏi ai là Malala trong số các nữ sinh. Một nữ sinh chỉ vào Malala, còn cô bé này chối mình không phải là người hắn đang tìm.

Theo bác sĩ Tariq Mohammad, dù bị bắn hai phát nhưng Malla không nguy hiểm đến tính mạng. Lực lượng an ninh đã tiến hành phong tỏa bệnh viện này.

Taliban trút đòn thù lên nữ sinh 14 tuổi - 1

Malala Yousufzai đã bị Taliban bắn vào đầu và cổ (Ảnh: REUTERS)

Ngay sau vụ việc, người phát ngôn của Taliban Ehsaanullah Ehsan đã lên tiếng nhận trách nhiệm về vụ việc. Nhóm này cáo buộc cô bé “ủng hộ phương Tây, phát ngôn chống lại Taliban và gọi Tổng thống Obama là nhà lãnh đạo lý tưởng”.

Thủ tướng Pakistan Raza Pervez Ashraf đã lên án vụ tấn công. “Chúng ta phải cùng lên án và tiếp tục cuộc chiến chống lại suy nghĩ cực đoan đằng sau vụ tấn công này. Nếu suy nghĩ đó thắng thế thì Malala hay bất kỳ cô bé nào trên đất nước này sẽ không được an toàn” – ông nói.

Taliban trút đòn thù lên nữ sinh 14 tuổi - 2

Dù bị bắn hai phát nhưng Malla không nguy hiểm đến tính mạng (Ảnh: REUTERS)

Malala Yousufzai nổi tiếng với những phát biểu phản đối Taliban ở Pakistan vào thời điểm mà ngay cả chính phủ dường như cũng phải nhượng bộ những kẻ Hồi giáo cực đoan này.

Em bắt đầu viết blog với bút danh Gul Makai từ năm 11 tuổi và được đài BBC tải lên mạng. Malala mô tả đời sống dưới sự cai trị của Taliban vào năm 2008 và 2009 khi những phần tử chủ chiến chặt đầu và thực hiện những vụ bạo động khác trên vùng đất do họ kiểm soát, bao gồm nhiều khu vực rộng lớn tại thung lũng Swat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.

Cô bé được đề cử giải Hòa bình Trẻ em quốc tế vì những chính kiến của mình. Không những thế, Malala cũng đoạt được giải Hòa bình Quốc gia của Pakistan và một ngôi trường ở Pakistan được đặt tên Malala Yousufzai để vinh danh em.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo H.Bình (Người lao động/Reuters, BBC, Russia Today)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN