Tại sao lại có cổng Tam quan cổ kính nằm giữa Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà Bộ Công an?
Chiếc cổng Tam quan cổ kính, nhỏ bé nằm giữa hai tòa nhà hiện đại là Nhà hát Hồ Gươm và tòa nhà thuộc Bộ Công an là dấu tích còn lại của Trại Bảo an binh từ năm 1945.
Di tích lịch sử cổ kính nhỏ nhắn nằm cạnh công trình Nhà hát Hồ Gươm hiện đại và lộng lẫy trên đường Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Trại Bảo an binh được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, theo nhiều tài liệu lịch sử ghi chép, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp - Henri Vidieu, người từng thiết kế các công trình kiến trúc nổi tiếng khác như Phủ Toàn quyền, Phủ Thống sứ…
Bảo an binh là lực lượng lính khố xanh mà thực dân Pháp thành lập khi đặt ách bảo hộ lên Bắc kỳ và Trung kỳ.
Cổng có quy mô nhỏ, hẹp, giống hệt như tam quan chùa bản địa. Có thể kiến trúc sư đã ấn tượng với kiến trúc Việt cổ nên có sự giao thoa này.
Việc trùng tu, tôn tạo kiến trúc cổng tam quan được giữ nguyên trạng, cùng với dòng tên "Garde Indigene".
Những đường nét, họa tiết trên di tích rất tinh xảo và đẹp mắt.
Bộ Công an và thành phố Hà Nội đã tổ chức tham vấn ý kiến giới chuyên gia để tìm phương án tu bổ, tôn tạo lại dấu tích cách mạng này. Sau khi thống nhất phương án, Trại Bảo an binh được phục hồi gần nhất với hiện trạng cổng cũ năm 1945.
Công trình được tôn tạo với kỹ thuật thủ công, sử dụng vật liệu truyền thống. Những người thợ thủ công lành nghề, giàu kinh nghiệm từ các làng nghề truyền thống của vùng Đồng bằng Bắc Bộ đã được mời đến tham gia quá trình tu bổ.
Sự tương phản giữa một bên là di tích lịch sử cổ kính rêu phong với một bên là công trình Nhà hát mang tên Hồ Gươm mới được khánh thành với mức độ hiện đại bậc nhất thế giới.
Hình ảnh cổng Tam quan đậm chất Á Đông những vẫn hài hòa với cảnh quan phố xá của Hà Nội.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngày 9-7, Bộ Công an và UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành Nhà hát Hồ Gươm, số 40 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.