Sẽ lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố?

Dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố quy định Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia...

Sáng 21/5, tại kỳ họp Quốc hội khóa XIII đang diễn ra, các đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật phòng chống khủng bố.

Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật phòng, chống khủng bố của UB Thường vụ Quốc hội nêu rõ, trong những năm gần đây, tình hình khủng bố trên thế giới có những diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị của nhiều quốc gia.

Ở Việt Nam, tuy chưa xảy ra khủng bố do tổ chức khủng bố quốc tế thực hiện, nhưng đã phát hiện một số âm mưu tiến hành khủng bố. Việc xây dựng và thông qua Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc phục vụ hoạt động phòng, chống khủng bố và hợp tác quốc tế.

Một nội dung quan trọng tại dự thảo Luật Phòng, chống khủng bố quy định Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố quốc gia, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và lực lượng chuyên trách chống khủng bố thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.

Về quy định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố đa số các đại biểu tán thành thành lập cơ quan này.

Sẽ lập Ban chỉ đạo phòng chống khủng bố? - 1

Diễn tập phòng chống khủng bố tại Việt Nam

ĐB Nguyễn Minh Kha (Cần Thơ) đề nghị thành lập 2 cấp ban chỉ đạo phòng chống khủng bố là cấp trung ương và cấp tỉnh. Trong đó, Ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố cấp trung ương do Thủ tướng làm trưởng ban, đại diện Bộ Công an là phó ban thường trực, đại diện Bộ Quốc phòng làm phó ban.

Có ý kiến đề nghị thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố ở 3 cấp (trung ương, tỉnh, huyện) hoặc 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện, xã).

Đại biểu Phạm Hồng Hương (đoàn Hải Dương) nêu ý kiến: Khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố, cần quy định rõ công việc của Uỷ ban như: hướng dẫn các địa phương phòng chống khủng bố; tư vấn cho các cơ quan, đơn vị liên quan xử lý các vụ việc khủng bố; huy động các phương tiện, tài sản để thực hiện các hành vi khủng bố, chủ động đối phó với các tình huống khủng bố bất ngờ.

Bên cạnh đó, cũng có một số đại biểu cho rằng chưa nên thành lập cơ quan này vì chưa thật cần thiết. ĐB Nguyễn Công Hồng (Đồng Nai) đề nghị không nên thành lập Ban chỉ đạo về phòng, chống khủng bố mà nên mở rộng chức năng, nhiệm vụ phòng, chống khủng bố cho Ban chỉ đạo Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm.

Những ý kiến góp ý của đại biểu QH sẽ được cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý, trình QH xem xét thông qua tại kỳ họp này theo chương trình.

Về quy định người chỉ huy chống khủng bố, các đại biểu đề nghị cần làm rõ thẩm quyền của từng cấp. ĐB Nguyễn Văn Minh (Bắc Kạn) đề nghị, luật cần làm rõ cấp thẩm quyền quyết định người chỉ huy chống khủng bố là cấp nào, tránh trường hợp khi khủng bố xảy ra thì các lực lượng dẫm chân lên nhau, không có người chỉ huy và chịu trách nhiệm xử lý tình huống.

ĐBQH Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đề xuất, trong trường hợp khẩn cấp, chưa có người chỉ huy chống khủng bố do cấp có thẩm quyền quyết định thì Luật nên quy định người đứng đầu cơ quan trực tiếp sẽ là người chỉ huy chống khủng bố. Đại biểu ví dụ, khi khủng bố xảy ra tại một trường học thì hiệu trưởng của trường học này sẽ là người chỉ huy chống khủng bố.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Tùng ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN