Phó Thủ tướng: Có biểu hiện "lợi ích nhóm" trong xây dựng pháp luật

Sự kiện: Thời sự
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho rằng qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, kết luận cho thấy có biểu hiện "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong xây dựng pháp luật

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long

Chiều 21-8, trong khuôn khổ hoạt động chất vấn tại Phiên họp thứ 36 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Hồng Hạnh (Đoàn TP HCM) cho biết công tác xây dựng pháp luật liên quan đến trách nhiệm của tất cả các bộ, ngành và địa phương.

Ngày 27-6-2024, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 178-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. 

Đại biểu đề nghị với trách nhiệm là bộ quản lý ngành trong xây dựng thể chế, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết thời gian qua, có tình trạng lợi ích nhóm, lợi cục bộ trong xây dựng pháp luật hay không? Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã dự kiến tham mưu cho Chính phủ triển khai Quy định số 178 này như thế nào để giúp kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật có hiệu quả?.

Trả lời, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết bản thân ông không đủ cơ sở để khẳng định có tình trạng lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong xây dựng pháp luật hay không. Tuy nhiên, qua các vụ án tham nhũng, kinh tế, kết luận các vụ việc có vi phạm do cơ quan kiểm tra, thanh tra ban hành, Phó Thủ tướng nhận thấy có biểu hiện "lợi ích nhóm", "lợi ích cục bộ" trong xây dựng pháp luật. Còn đánh giá mức độ của "lợi ích nhóm" đến đâu, theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long là cần có căn cứ để khẳng định.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long cho biết vừa qua Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 178-QĐ/TW quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Theo Phó Thủ tướng, trong số các quy định mà Bộ Chính trị ban hành trong thời gian vừa qua liên quan đến các lĩnh vực khác nhau: Kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xây dựng pháp luật… thì Quy định 178-QĐ/TW để kiểm soát quyền lực trong lĩnh vực xây dựng pháp luật là khó hơn cả.

Theo Phó Thủ tướng, xuất phát từ đặc thù trong công tác xây dựng pháp luật, xây dựng thể chế, đây là một công trình tập thể, kinh qua các giai đoạn khác nhau. Vì là công trình tập thể nên để xác định lỗi của ai thì cần cá thể hóa. "Điểm quan trọng là làm sao gắn được quan hệ nhân quả, đặc biệt là chứng minh được yếu tố vụ lợi trong quá trình xây dựng pháp luật. Câu chuyện này không phải bằng mắt thường hoặc hành chính có thể phát hiện được" - Phó Thủ tướng nói.

Bộ Tư pháp cũng đã tham mưu cho Chính phủ quán triệt rất kỹ về công tác xây dựng pháp luật, nhận diện rõ những dấu hiệu của "lợi ích nhóm" trong công tác xây dựng pháp luật. Đồng thời, Bộ sẽ tiếp tục hiện thực hóa vấn đề này trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật mà Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi, bổ sung sắp tới.

Nguồn: [Link nguồn]

Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí khẳng định trả hồ sơ điều tra bổ sung là biện pháp tố tụng được phép sử dụng để chống oan sai, chống lọt tội phạm.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Văn Duẩn ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN