Phát hiện hóa thạch vi khuẩn lâu đời hơn ôxy

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện hóa thạch có niên đại gần 3,5 tỷ năm tuổi và được cho là hóa thạch lâu đời nhất từ trước tới nay.

Tiến sĩ Nora Noffke và các cộng sự thuộc trường đại học Old Dominion (Mỹ) đã phát hiện thấy các hóa thạch vi khuẩn tại khu vực Pilbara, Australia. Các hóa thạch này xuất hiện trên Trái đất khoảng 3,5 tỷ năm cách đây – thời điểm trước khi ôxy được hình thành trên Trái đất.

Dấu vết của hóa thạch được tìm thấy trên sa thạch, được hình thành khi vi khuẩn tương tác với lớp cát trên đá. Các nhà khoa học cũng phát hiện các khối đá có niên đại lâu đời hơn, nhưng tiến sĩ Noffke cho biết những khối đá đó đã bị xói mòn và không thề tìm thấy dấu hiệu của sự sống.

“Tôi có thể khẳng định rằng những dấu vết hóa thạch mà chúng tôi phát hiện không thể tìm thấy trên các khối đá nhiều tuổi hơn. Cho đến này, chưa có tảng đá nào được bảo quản tốt như thế này. Một số tảng đá nhiều tuổi hơn được phát hiện, nhưng không thế tìm thấy dấu hiệu của sự sống trên đó”, tiến sĩ Noffke cho biết.

Các vi khuẩn cổ đại dường như ăn lưu huỳnh như nhiều loài vi khuẩn ngày nay. Phát hiện này có thể mở ra hy vọng tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa và những hành tinh khác – nơi có lớp sa thạch được bảo vệ tột hơn trên Trái đất. Tàu thăm dò sao Hỏa Curiosity được trang bị các thiết bị có thể phát hiện những hóa thạch vi khuẩn tương tự như hóa thạch vi khuẩn được phát hiện bởi nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Noffke.

“Câu hỏi tiếp theo là: Liệu những vi khuẩn như thế này có tồn tại trên sao Hỏa?”, tiến sĩ Noffke cho biết. “Các hóa thạch chung tôi tìm tháy là một trong những loại vi khuẩn mà tàu thăm dò Curiosity đang tìm kiếm trên sao Hỏa.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo US News) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN