PGS Bùi Hiền nói gì về cách đánh vần theo công nghệ giáo dục đang gây "bão" dư luận?

Tác giả cải tiến chữ viết tiếng Việt cho biết, ông rất ủng hộ cách đánh vần đang gây "bão" dư luận trong thời gian qua.

Clip: Cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết, với những cách đọc rất "lạ"

Vừa qua, mạng xã hội lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách dạy con lớp 1 đánh vần đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trong clip, cô giáo hướng dẫn phụ huynh cách đánh vần từng âm tiết, với những cách đọc rất "lạ" . Nó lạ bởi cách đánh vần này không giống với cách đánh vần thông thường. Cụ thể: Chữ “k”, “q”, “c” đều đọc là “cờ” và thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”. Chẳng hạn: “Ki” đọc là: cờ - i - ki. “Uôn” đọc là: ua - nờ - uôn; “Qua” đọc là: Cờ-oa-qua.

Cách đánh vần này được dạy trong cuốn Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục lớp 1 của GS Hồ Ngọc Đại. Sách đã được Bộ GD-ĐT thẩm định và cho phép phát hành trên cả nước từ ngày 22/8/2017 trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và nhà trường.

Nhiều người cho rằng, cách đọc này gần giống với chữ cải tiến tiến tiếng Việt của PGS. Bùi Hiền - nguyên Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội.

Chia sẻ với PV, PGS Bùi Hiền cho biết, ông rất ủng hộ cách triển khai việc đánh vần tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại.

“Nhiều người đang lên án cách đánh vần trong sách của GS Hồ Ngọc Đại một cách vô lí. Theo tôi cách đánh vần mà GS Hồ Ngọc Đại đưa ra dễ nhớ hơn cách đánh vần truyền thống. Cách đánh vần truyền thống là “đánh vật” học sinh”, PGS Hiền nói.

PGS Bùi Hiền nói gì về cách đánh vần theo công nghệ giáo dục đang gây "bão" dư luận? - 1

PGS Bùi Hiền cho rằng, cách đánh vần truyền thống là “đánh vật” học sinh

Tác giả cải tiến chữ viết Tiếng Việt phân tích, về hệ thống âm vị của GS Hồ Ngọc Đại là hoàn toàn chính xác, đặc biệt là âm vị của người Hà Nội. Nghĩa là âm 'a' đọc là 'a'; 'ư' thì đọc là 'ư'; 'ơ' đọc là 'ơ'; 'k' đọc là 'ca'... Tức âm thì vẫn giữ nguyên như thế và ghi cũng tương tự như vậy.

Về chữ, GS Hồ Ngọc Đại vẫn không hề thay đổi mà vẫn giữ nguyên hệ thống chữ để ghi các âm đó. Chỉ duy nhất có 3 chữ 'c', 'k' và 'q' gây tranh luận là âm 'cờ'.

Tức là 3 âm 'c', 'k', 'q' giờ không đọc theo kiểu cũ nữa mà đọc theo cách mới là âm 'cờ'. GS Hồ Ngọc Đại chỉ thay đổi cách đọc 3 chữ này. Đây là cách đọc hoàn toàn chính xác.

“Cách đánh vần này theo tôi là tốt và đã thực nghiệm nhiều năm có hiệu quả. Sách cũng được Bộ GD-ĐT cho phép áp dụng ở những trường thực nghiệm và mở rộng tại các tỉnh. Cha mẹ học sinh chưa biết thì nên tìm hiểu rõ ràng, không nên cứ thấy cái gì mới lạ, chối tai, gai mắt do tính bảo thủ rồi phản đối quá khích”, PGS Bùi Hiền chia sẻ.

PGS Bùi Hiền cũng cho rằng ý tưởng mà GS Hồ Ngọc Đại đưa ra trong sách “Công nghệ giáo dục” khác với ý tưởng của PGS Bùi Hiền ở chỗ: Ba chữ “c”, “k” và “q” GS Đại vẫn viết nguyên như vậy, chỉ đọc là khác. Còn công trình cải tiến chữ viết tiếng Việt của PGS Bùi Hiền thì phải thay cả chữ. Ví dụ “c”, ”k”,”q” đều viết bằng “k”.

“Tóm lại, một bên là cải tiến chữ viết, còn bên kia là cách dạy đọc và ghép vần của các chữ viết “c”, “k”, “q” thôi chứ có thay các chữ này đâu mà ngoắc tôi vào với công trình GS Hồ Ngọc Đại để phản bác cả hai”, tác giả cải tiến chữ viết Tiếng Việt nói.

PGS Bùi Hiền công bố phần 2 cải tiến chữ viết tiếng Việt

PGS Bùi Hiền quyết định công bố phần 2 nghiên cứu cải tiến chữ viết tiếng Việt thay vì vào tháng 3-2018 như dự định.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Tranh cãi về sách Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN