Những nhát búa đầu tiên tháo dỡ cầu trăm tuổi bắc qua sông Sài Gòn

Sự kiện: Tin nóng

Việc tháo dỡ cầu sắt Bình Lợi cũ - cầu bắc qua sông Sài Gòn - được xem gỡ nút thắt rất lớn tạo điều kiện cho sự kết nối và phát triển giao thông thuỷ tại TP HCM.

Video: Bắt đầu tháo dỡ cầu sắt 118 năm tuổi bắc qua sông Sài Gòn

Cầu sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn (nối giữa 2 quận Thủ Đức và Bình Thạnh, TP HCM), hiện đã 118 năm tuổi, đang bắt đầu được tháo dỡ sau khi cầu mới đưa vào khai thác hồi tháng 9 năm ngoái.

Cầu sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn (nối giữa 2 quận Thủ Đức và Bình Thạnh, TP HCM), hiện đã 118 năm tuổi, đang bắt đầu được tháo dỡ sau khi cầu mới đưa vào khai thác hồi tháng 9 năm ngoái.

Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án 7 (thuộc Bộ Giao thông vận tải - cơ quan có thẩm quyền nhà nước quản lý dự án xây dựng cầu Bình Lợi mới), cho biết theo kế hoạch thời gian tháo dỡ cầu cũ sẽ hoàn thành sau 40 ngày, tức từ nay đến khoảng giữa tháng 6-2020.

Ông Hoàng Tuấn Khoát, Phó Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án 7 (thuộc Bộ Giao thông vận tải - cơ quan có thẩm quyền nhà nước quản lý dự án xây dựng cầu Bình Lợi mới), cho biết theo kế hoạch thời gian tháo dỡ cầu cũ sẽ hoàn thành sau 40 ngày, tức từ nay đến khoảng giữa tháng 6-2020.

Cầu sắt Bình Lợi cũ đưa vào khai thác năm 1902, nằm trong khu gian Bình Triệu - Gò Vấp thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn TP HCM. Cầu có chiều dài 280,4 m, gồm 6 nhịp dàn thép vòm, mặt cầu thiết kế đi chung đường sắt và đường bộ.

Cầu sắt Bình Lợi cũ đưa vào khai thác năm 1902, nằm trong khu gian Bình Triệu - Gò Vấp thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam trên địa bàn TP HCM. Cầu có chiều dài 280,4 m, gồm 6 nhịp dàn thép vòm, mặt cầu thiết kế đi chung đường sắt và đường bộ.

Thời chiến tranh và những năm sau chiến tranh, cầu bị hư hỏng nhiều lần, được gia cố hàng loạt hạng mục như móng, các nhịp giàn thép, bọc thân trụ...

Thời chiến tranh và những năm sau chiến tranh, cầu bị hư hỏng nhiều lần, được gia cố hàng loạt hạng mục như móng, các nhịp giàn thép, bọc thân trụ...

Hiện nay, các nhịp 1, 2, 3 và 6 còn nguyên hình dạng vòm, trong khi nhiều chi tiết thép đã được thay thế qua nhiều thời kỳ. Riêng nhịp 4 và 5 đã thay đổi hình dạng, không còn như ban đầu.

Hiện nay, các nhịp 1, 2, 3 và 6 còn nguyên hình dạng vòm, trong khi nhiều chi tiết thép đã được thay thế qua nhiều thời kỳ. Riêng nhịp 4 và 5 đã thay đổi hình dạng, không còn như ban đầu.

Cầu có độ tĩnh không thông thuyền 1,8 m nên làm hạn chế rất lớn giao thông đường thủy tại TP HCM, nhất là kết nối đến các cảng thuộc khu vực Bình Dương, Đồng Nai.

Cầu có độ tĩnh không thông thuyền 1,8 m nên làm hạn chế rất lớn giao thông đường thủy tại TP HCM, nhất là kết nối đến các cảng thuộc khu vực Bình Dương, Đồng Nai.

Theo Ban quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP HCM giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu bên phía bờ Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng. Hiện nay, cầu sắt mới đã đưa vào khai thác, với tĩnh không thông thuyền đảm bảo

Theo Ban quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất với UBND TP HCM giữ lại hai nhịp cầu sắt cũ và tháp canh cầu bên phía bờ Thủ Đức để bảo tồn nguyên trạng. Hiện nay, cầu sắt mới đã đưa vào khai thác, với tĩnh không thông thuyền đảm bảo

Theo Sở Giao thông vận tải TP HCM, việc tháo dỡ cầu Bình Lợi là điều kiện thuận lợi để TP kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ bằng các loại vận tải thủy có trọng tải lớn, giúp giảm tải lượng hàng hóa từ Bình Phước, Bình Dương về các cảng biển bằng đường bộ. Sau khi hoàn thành tháo dỡ cầu, phạm vị khu vực phía quận Bình Thạnh, Sở Giao thông Vận tải dự kiến sẽ nghiên cứu xây dựng bến thủy nội địa phục vụ vận tải hành khách và du lịch.

Nguồn: [Link nguồn]

Xóa sổ cây cầu 106 tuổi: Đừng quên ơn ”thần may mắn”

Cầu sắt Phú Long (nối TPHCM- Bình Dương) đang bị tháo dỡ. Ít ai biết rằng hàng loạt người ra cầu này tự tử nhưng vẫn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Gia Minh ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN