Nhìn lại 10 dự án hạ tầng, giao thông của Hà Nội dưới thời ông Nguyễn Đức Chung làm Chủ tịch

Trước khi bị bắt về hành vi Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, ông Nguyễn Đức Chung, trên cương vị là Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, đã từng tham gia chỉ đạo nhiều dự án lớn, có ảnh hưởng không nhỏ tới bộ mặt của Thủ đô trong nhiều năm qua.

Nhắc đến những dự án lớn do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo không thể không kể đến những dự án về cây xanh đô thị. Trong đó, thứ nhất phải kể đến là dự án chặt hạ 1.300 cây xanh để phục vụ việc mở rộng và làm đường trên cao tuyến Phạm Văn Đồng được thực hiện hồi tháng 10/2017. Đây là một trong những dự án thi công cây xanh lớn nhất cả nước lúc bấy giờ.

Nhắc đến những dự án lớn do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo không thể không kể đến những dự án về cây xanh đô thị. Trong đó, thứ nhất phải kể đến là dự án chặt hạ 1.300 cây xanh để phục vụ việc mở rộng và làm đường trên cao tuyến Phạm Văn Đồng được thực hiện hồi tháng 10/2017. Đây là một trong những dự án thi công cây xanh lớn nhất cả nước lúc bấy giờ.

Thứ 2 là các dự án trồng cây, tăng độ phủ xanh cho thành phố. Từ năm 2016, Hà Nội đề ra chương trình trồng 1 triệu cây xanh đến năm 2020, với kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ tháng 1/2019, chiến dịch này đã hoàn thành xuất sắc (sớm hơn 2 năm so với thời hạn), phủ xanh cho hơn 120 tuyến phố, mang đến bộ mặt mới xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô Hà Nội.

Thứ 2 là các dự án trồng cây, tăng độ phủ xanh cho thành phố. Từ năm 2016, Hà Nội đề ra chương trình trồng 1 triệu cây xanh đến năm 2020, với kinh phí hơn 250 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ tháng 1/2019, chiến dịch này đã hoàn thành xuất sắc (sớm hơn 2 năm so với thời hạn), phủ xanh cho hơn 120 tuyến phố, mang đến bộ mặt mới xanh, sạch, đẹp cho Thủ đô Hà Nội.

Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội đặt mục tiêu trồng thêm 600.000 cây xanh trên các tuyến đường, phố có vỉa hè rộng, các dải phân cách, và các khu vực trang trí phục vụ các sự kiện lớn của Thủ đô như chào năm mới 2020, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17, giải đua xe công thức 1 Grand Prix, Sea Game 31.

Phát huy kết quả đạt được, trong giai đoạn 2019 - 2020, Hà Nội đặt mục tiêu trồng thêm 600.000 cây xanh trên các tuyến đường, phố có vỉa hè rộng, các dải phân cách, và các khu vực trang trí phục vụ các sự kiện lớn của Thủ đô như chào năm mới 2020, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 17, giải đua xe công thức 1 Grand Prix, Sea Game 31.

Thứ 3 là các dự án làm sạch nước sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các dự án này được dư luận quan tâm nhiều do liên quan đến sự việc ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, cho phép ứng dụng sản phẩm Redoxy-3C, đồng ý cho Công ty Thoát nước Hà Nội mua hơn 400 tấn hóa chất này để xử lý ô nhiễm nước tại các sông, hồ trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2016-2019. Chi phí mua hóa chất, theo kết luận thanh tra khoảng 137 tỷ đồng.

Thứ 3 là các dự án làm sạch nước sông, hồ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các dự án này được dư luận quan tâm nhiều do liên quan đến sự việc ông Nguyễn Đức Chung chỉ đạo, cho phép ứng dụng sản phẩm Redoxy-3C, đồng ý cho Công ty Thoát nước Hà Nội mua hơn 400 tấn hóa chất này để xử lý ô nhiễm nước tại các sông, hồ trên địa bàn trong giai đoạn từ năm 2016-2019. Chi phí mua hóa chất, theo kết luận thanh tra khoảng 137 tỷ đồng.

Được biết, nhiều năm qua, số hóa chất Redoxy-3C mà Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn sử dụng để xử lý ô nhiễm nước sông, hồ tại Hà Nội được cung cấp độc quyền bởi Công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic. Công ty này là một doanh nghiệp có quan hệ thân quen với lãnh đạo cấp cao của TP Hà Nội.

Được biết, nhiều năm qua, số hóa chất Redoxy-3C mà Công ty Thoát nước Hà Nội vẫn sử dụng để xử lý ô nhiễm nước sông, hồ tại Hà Nội được cung cấp độc quyền bởi Công ty TNHH thương mại dịch vụ Arktic. Công ty này là một doanh nghiệp có quan hệ thân quen với lãnh đạo cấp cao của TP Hà Nội.

Theo lời ông Chung, việc sử dụng hóa chất Redoxy-3C đã giúp xử lý được 88/122 hồ, hoàn toàn hết mùi, điều mà từ trước đến nay chưa làm được. "Có lẽ từ trước đến nay chẳng có công nghệ nào xử lý chưa đến 6000 đồng/m3 và duy trì chưa đến 2000 đồng/m3 cả", ông Chung nói.

Theo lời ông Chung, việc sử dụng hóa chất Redoxy-3C đã giúp xử lý được 88/122 hồ, hoàn toàn hết mùi, điều mà từ trước đến nay chưa làm được. "Có lẽ từ trước đến nay chẳng có công nghệ nào xử lý chưa đến 6000 đồng/m3 và duy trì chưa đến 2000 đồng/m3 cả", ông Chung nói.

Thứ 4 là dự án đường vành đai 3 kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường có chiều dài 1,5 km giao với đường Cổ Linh, được khởi công ngày 6/1/2020 với tổng vốn đầu tư là 402 tỷ đồng. Dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách của thành phố, trong đó chi phí xây dựng trên 335 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong năm 2021.

Thứ 4 là dự án đường vành đai 3 kết nối với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến đường có chiều dài 1,5 km giao với đường Cổ Linh, được khởi công ngày 6/1/2020 với tổng vốn đầu tư là 402 tỷ đồng. Dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách của thành phố, trong đó chi phí xây dựng trên 335 tỷ đồng, còn lại là các chi phí khác. Dự kiến công trình sẽ được hoàn thiện và đưa vào sử dụng trong năm 2021.

Thứ 5 là dự án mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, được khởi công tháng 1/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng. Công trình có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,836 km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T là hơn 4,4 km, dự kiến sẽ thông xe vào ngày 30/9/2020 sau hơn 2 năm thi công,

Thứ 5 là dự án mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, được khởi công tháng 1/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.300 tỷ đồng. Công trình có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó chiều dài cầu cạn là 4,836 km, gồm phần kết cấu nhịp dầm Super-T là hơn 4,4 km, dự kiến sẽ thông xe vào ngày 30/9/2020 sau hơn 2 năm thi công,

Thứ 6 là dự án đường vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào tháng 10/2018 với tổng chiều dài là 541 m, mỗi bên rộng 13 m. Công trình có mức vốn đầu tư hơn 340 tỷ đồng, được UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án Công trình giao thông triển khai thực hiện từ tháng 12/2019. Dự kiến đến nửa cuối năm 2020 sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng, giúp kéo giảm ùn tắc.

Thứ 6 là dự án đường vành đai 3 đi thấp qua hồ Linh Đàm, được UBND TP. Hà Nội phê duyệt vào tháng 10/2018 với tổng chiều dài là 541 m, mỗi bên rộng 13 m. Công trình có mức vốn đầu tư hơn 340 tỷ đồng, được UBND TP Hà Nội giao Ban Quản lý dự án Công trình giao thông triển khai thực hiện từ tháng 12/2019. Dự kiến đến nửa cuối năm 2020 sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng, giúp kéo giảm ùn tắc.

Thứ 7 là dự án cầu vượt tại nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt. Dự án theo quy hoạch (đương vành đai 2,5) có tổng mức đầu tư khoảng 560 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, với thời gian thi công dự kiến 285 ngày. Chi phí giải phóng mặt bằng là 305 tỷ đồng, xây dựng là 183 tỷ đồng và các chi phí khác. Đây là một trong những công trình cầu vượt có quy mô lớn nhất Thủ đô với chiều dài cầu 278 m, chiều rộng 16 m.

Thứ 7 là dự án cầu vượt tại nút giao Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt. Dự án theo quy hoạch (đương vành đai 2,5) có tổng mức đầu tư khoảng 560 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, với thời gian thi công dự kiến 285 ngày. Chi phí giải phóng mặt bằng là 305 tỷ đồng, xây dựng là 183 tỷ đồng và các chi phí khác. Đây là một trong những công trình cầu vượt có quy mô lớn nhất Thủ đô với chiều dài cầu 278 m, chiều rộng 16 m.

Thứ 8 là dự án xây dựng đường trên cao dọc đường vành đai 2. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9.400 tỷ đồng. Kéo dài từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy. Tuyến đường vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở dài 5,1 km có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng được khởi công vào năm 2018 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.

Thứ 8 là dự án xây dựng đường trên cao dọc đường vành đai 2. Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Thủ đô, với tổng số vốn đầu tư lên đến 9.400 tỷ đồng. Kéo dài từ Ngã Tư Sở đến cầu Vĩnh Tuy. Tuyến đường vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở dài 5,1 km có tổng vốn khoảng 9.400 tỷ đồng được khởi công vào năm 2018 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.

Thứ 9 là dự án lát đá, cải tạo hồ Hoàn Kiếm, nằm trong đề án chỉnh trang của Hà Nội từ năm 2009, hiện đang được gấp rút hoàn thiện để kịp chào mừng lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 10/2020).

Thứ 9 là dự án lát đá, cải tạo hồ Hoàn Kiếm, nằm trong đề án chỉnh trang của Hà Nội từ năm 2009, hiện đang được gấp rút hoàn thiện để kịp chào mừng lễ kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 10/2020).

Loại đá được lựa chọn để lát vỉa hè quanh bờ hồ Hoàn Kiếm là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá tại Bình Định và Phú Yên. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, loại đá này có độ bền và tính thẩm mỹ cao, bề mặt đá lát vỉa hè để nhám, đảm bảo độ cứng, chống trơn trượt.

Loại đá được lựa chọn để lát vỉa hè quanh bờ hồ Hoàn Kiếm là đá tự nhiên được khai thác từ các mỏ đá tại Bình Định và Phú Yên. Theo UBND quận Hoàn Kiếm, loại đá này có độ bền và tính thẩm mỹ cao, bề mặt đá lát vỉa hè để nhám, đảm bảo độ cứng, chống trơn trượt.

Thứ 10 là dự án Đường đua công thức 1 Hà Nội, được khởi công vào ngày 20/3/2019. Ông Nguyễn Đức Chung cho biết theo chỉ đạo của Chính phủ, toàn bộ kinh phí tổ chức F1 tại Hà Nội không được dùng tiền ngân sách nên được xã hội hóa 100%. Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra lo toàn bộ chi phí để đưa giải đấu về VN, thiết kế đường đua, chi phí tổ chức hàng năm.

Thứ 10 là dự án Đường đua công thức 1 Hà Nội, được khởi công vào ngày 20/3/2019. Ông Nguyễn Đức Chung cho biết theo chỉ đạo của Chính phủ, toàn bộ kinh phí tổ chức F1 tại Hà Nội không được dùng tiền ngân sách nên được xã hội hóa 100%. Tập đoàn Vingroup sẽ đứng ra lo toàn bộ chi phí để đưa giải đấu về VN, thiết kế đường đua, chi phí tổ chức hàng năm.

Nói về lý do chính để đưa “Giải đua xe Công thức 1 tại Hà Nội”, ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Việc đăng tải giải đua này sẽ mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh và phát triển du lịch, ngành nghè mới, giao lưu, xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh Việt Nam, Hà Nội ra thế giới. Đồng thời cũng tạo ra một sân chơi mới cho người dân vào dịp trong năm”.

Nói về lý do chính để đưa “Giải đua xe Công thức 1 tại Hà Nội”, ông Nguyễn Đức Chung cho biết: “Việc đăng tải giải đua này sẽ mở ra nhiều cơ hội trong kinh doanh và phát triển du lịch, ngành nghè mới, giao lưu, xúc tiến đầu tư và quảng bá hình ảnh Việt Nam, Hà Nội ra thế giới. Đồng thời cũng tạo ra một sân chơi mới cho người dân vào dịp trong năm”.

Trước đó, ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định Khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng, Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) về hành vi “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước” quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thi hành các Quyết định và Lệnh theo đúng quy định của pháp luật.

Trước đó vào ngày 11/8/2020, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định 1223/QĐ-TTg tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Quyết định nêu rõ, tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội để xác minh, điều tra làm rõ trách nhiệm có liên quan của ông Nguyễn Đức Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác là 90 ngày, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ công tác.

Nguồn: [Link nguồn]

Flycam: Vòng xuyến ”khủng” hơn 400 tỉ đồng giải cứu nút giao Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội-Hải Phòng

Dự án nút giao đường Vành đai 3 với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hoàn thành vào năm 2021 sẽ tạo thuận lợi, rút ngắn hành...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trọng Hiếu - Ngọc Hải ([Tên nguồn])
Tin nóng Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN