Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời

Sự kiện: Thời sự

Mặc dù vẫn còn những tranh cãi về đề xuất di dời ga Hà Nội ra khỏi trung tâm Thủ đô, thế nhưng mỗi ngày tại ga Hà Nội vẫn tấp nập hàng ngàn lượt hành khách, với hành chục đoàn tàu từ Bắc vào Nam và ngược lại.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 1

Ngược dòng lịch sử, ga Hà Nội được người Pháp xây dựng và hoàn thành vào năm 1902 và vốn quen thuộc với người dân Thủ đô với cái tên Ga Hàng Cỏ. Ngày đó ga Hàng Cỏ được xây dựng ở khu vực khá xa khu dân cư. Trải qua hơn 100 năm tồn tại và phát triển đến nay Ga Hà Nội nằm tại khu vực quận Hoàn Kiếm, nơi có mật độ dân cư đông đúc nhất Thủ đô.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 2

Ga Hàng Cỏ ban đầu nằm trong diện tích 216.000 m², trong đó diện tích xây dựng là 105.000 m² nhà cửa, còn lại là sân ga, đường sắt. Ngày nay Ga Hà Nội tuy có những thay đổi cả về diện tích và các nhánh đường ray nhưng vẫn là nhà ga đường sắt lớn nhất tại Việt Nam.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 3

Ga Hà Nội ngày nay được chia làm hai khu, khu A nằm trên đường Lê Duẩn (Hoàn Kiếm, Hà Nội) chuyên phục vụ các chuyến tàu đi về các tỉnh phía Nam. Còn khu B là nhà ga trên phố Trần Quý Cáp chuyên để phục vụ các đoàn tàu chạy về các tỉnh phía Bắc.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 4

Trung bình mỗi ngày Ga Hà Nội đón khoảng 24 chuyến tàu khách và từ 4 - 6 chuyến tàu hàng. Khung giờ chạy của các chuyến tàu đi qua ga Hà Nội từ 9h sáng đến 4h chiều hoặc từ 4h chiều đến 6h sáng ngày hôm sau.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 5

Mặc dù giờ tàu chạy hoàn toàn không nằm trong khung giờ cao điểm, thế nhưng với khoảng 10km đường sắt liên tỉnh đi xuyên tâm với hàng trăm đường ngang giao cắt trong đó chủ yếu là đường ngang dân sinh tự mở gây ra nhiều xung đột giao thông và đặc biệt là nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường sắt. 

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 6

Mới đây, tại hội nghị sơ kết công tác ATGT 7 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn Hà Nội, Thiếu tướng Phạm Xuân Bình (Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) đã đưa ra đề xuất di dời ga Hà Nội ra ngoại thành để giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên đề xuất này đã gây ra nhiều ý kiến tranh luận trái chiều.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 7

Những năm gần đây, ga Hà Nội liên tục có sự cải tạo, nâng cấp để phục vụ hành khách được tốt hơn. Như phần đường hai bên đoàn tàu giờ đây được nâng cao bằng cửa ra vào các toa giúp hành khách dễ dàng bước lên tàu.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 8

Nhà chờ rộng rãi phía bên trong Ga với các bảng điện tử lớn hiển thị thời giờ tàu chạy.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 9

Không chỉ phục vụ khách trong nước, ga Hà Nội còn phục vụ khá đông khách nước ngoài. Tàu hoả vẫn là lựa chọn thường xuyên của nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 10

Máy bán vé tự động được trang bị phía trong nhà ga.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 11

Thang cuốn dẫn lên nhà chờ rộng rãi ở tầng 2 của nhà ga và hệ thống cầu đi bộ trên cao giúp hành khách thuận tiện di chuyển ra vị trí đỗ của các đường ray khác nhau.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 12

Nhân viên làm vệ sinh các toa tàu nằm trong nhà ga.

Ngắm nhà ga trăm tuổi giữa Thủ đô trước đề xuất di dời - 13

Nhân viên kỹ thuật sửa chữa hệ thống điều hoà của toa hành khách, chuẩn bị sẵn sàng cho một hành trình mới.

Cận cảnh tàu hỏa HN – Lạng Sơn sang như khách sạn 5 sao

Ghế ngồi êm ái; các toa tàu sạch bong; phòng điều hòa; quầy bar; giá vé phổ thông; đội ngũ nhân viên niềm nở… là những...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Linh ([Tên nguồn])
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN