Nga Mỹ thỏa thuận chống chiến tranh mạng

Theo thỏa thuận này, hai nước sẽ sử dụng một trung tâm giảm thiểu nguy cơ để cảnh báo lẫn nhau về các cuộc diễn tập mạng có thể bị hiểu nhầm thành hành vi tấn công.

Sau khi xuất hiện các thông tin về việc tin tặc Trung Quốc tấn công vào hệ thống máy tính của Lầu Năm Góc, mới đây Mỹ và Nga đã ký một thỏa thuận quan trọng nhằm giảm thiểu nguy cơ xung đột trên không gian ảo bằng các kênh liên lạc thời gian thực khi xảy ra các sự việc liên quan đến an ninh quốc gia.

Thỏa thuận này được đưa ra trong tuyên bố chung ngày 17/6 của hai nước tại hội nghị G8 ở Bắc Ireland trong khuôn khổ nỗ lực song phương giữa Mỹ và Nga nhằm tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chống khủng bố và vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Nga Mỹ thỏa thuận chống chiến tranh mạng - 1

Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin tại hội nghị G8 ở Bắc Ireland

Thỏa thuận này là bước phát triển tích cực hiếm thấy trong lĩnh vực an ninh quốc gia vốn đang bị phủ bóng bởi những đánh giá về nguy cơ và khả năng ngày càng gia tăng giữa các quốc gia và những kẻ khủng bố.

Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm phòng chống chiến tranh hạt nhân từ thời Liên Xô và Mỹ. Nhân tố then chốt trong thỏa thuận này là Trung tâm Giảm thiểu Nguy cơ Hạt nhân Mỹ được xây dựng từ năm 1987 để Moscow và Washington có thể cảnh báo lẫn nhau về các vụ thử tên lửa để tránh nguy cơ bị hiểu nhầm thành hành động gây chiến.

Theo thỏa thuận này, hai nước sẽ sử dụng trung tâm này để cảnh báo lẫn nhau về các cuộc diễn tập mạng có thể bị hiểu nhầm thành hành vi tấn công, đồng thời là kênh liên lạc về các sự cố mạng liên quan đến an ninh quốc gia có nguồn gốc từ lãnh thổ nước khác.

Nga Mỹ thỏa thuận chống chiến tranh mạng - 2

Nga - Mỹ sẽ cảnh báo lẫn nhau về các cuộc diễn tập mạng

Tuyên bố chung giữa Tổng thống Mỹ Obama và Tổng thống Nga Putin nêu rõ: “Chúng tôi khẳng định tầm quan trọng của hợp tác giữa Mỹ và Nga vì mục đích tăng cường hiểu biết lẫn nhau trong lĩnh vực này, và coi sự hợp tác này là rất quan trọng để đảm bảo an ninh cho mỗi nước.”

Theo thỏa thuận này, một đường dây nóng sẽ được thiết lập giữa hai nước để điều phối viên an ninh mạng hai bên có thể trực tiếp liên lạc với nhau trong trường hợp xảy ra khủng hoảng.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Bảo Thành (Theo Washington Post) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN