Mỹ: Đề nghị cho giáo viên đánh mông học trò

Đạo luật mới được đề xuất của bang Kansas cho phép giáo viên đánh mạnh vào mông học trò 10 lần bằng tay không.

Ngày 19/2, một nghị sĩ bang Kansas, Mỹ cho biết đạo luật cấp bang do bà này đưa ra gần đây cho phép giáo viên được quyền “đét đít” học sinh không phải là động thái “hợp pháp hóa hành vi ngược đãi trẻ em”.

Nghị sĩ đảng Dân chủ Gail Finney đưa ra tuyên bố trên sau khi đạo luật cho phép giáo viên được đét đít học sinh 10 lần của bà vấp phải sự phản ứng quyết liệt của truyền thông và dư luận.

Mỹ: Đề nghị cho giáo viên đánh mông học trò - 1

Đề xuất mới cho phép giáo viên đánh mạnh 10 lần vào mông học trò (Ảnh minh họa)

Theo đạo luật do bà Finney đưa ra, giáo viên sẽ được phép “đánh mạnh 10 lần bằng lòng bàn tay vào mông của học sinh và dùng lực cần thiết để kiểm soát học sinh nhằm duy trì trật tự, mặc dù nó có thể gây ra những vết ửng đỏ hoặc trầy xước trên da học sinh.”

Trong tuyên bố của mình, bà Finney cho rằng “biện pháp kỷ luật bằng thể xác ở Kansas cùng 49 bang khác luôn được pháp luật cho phép. Tuy nhiên vì bang Kansas chưa quy định cụ thể về hình thức kỷ luật bằng thể xác này nên khiến nhiều người hiểu nhầm.”

Theo đó, bà Finney cho rằng đạo luật mà bà đưa ra “nhằm hướng dẫn các giáo viên, nhân viên chính quyền và các cơ quan tư pháp cũng như các bậc phụ huynh có biện pháp kỷ luật bằng thể xác đối với trẻ em một cách đúng đắn, tránh những hành vi ngược đãi trẻ em.”

Tuy nhiên một số người dân Kansas đã lên tiếng bày tỏ sự phản đối đạo luật này của bà Finney.

Mỹ: Đề nghị cho giáo viên đánh mông học trò - 2

Các nghị sĩ bang Kansas sẽ thảo luận đạo luật này trong thời gian tới

Cô Amy Terreros, một chuyên gia chống ngược đãi trẻ em ở Bệnh viện Thiện nguyện Nhi đồng phát biểu: “Cách đây 20, 30 năm, chúng ta có thể đã từng bị đét đít hoặc đét đít người khác. Nhưng hiện giờ các nghiên cứu đã chỉ ra rằng biện pháp đó không phát huy hiệu quả. Nó chỉ khiến cho trẻ em có hành vi hung hăng hơn mà thôi.”

Nghị sĩ John Rubin, Chủ tịch Ủy ban Giáo dưỡng Vị thành niên bang Kansa cho hay ủy ban này chưa chắc sẽ thông qua đạo luật mới do bà Finney đề xuất.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trí Dũng (Theo DailyMail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN