Mảnh giấy viết tay và những chuyến xuồng xuyên đêm ở rốn lũ TP Tuyên Quang

Sự kiện: Mưa lũ sau bão Yagi

Trận ngập lụt lịch sử tại TP Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang) khiến hàng nghìn nhà dân ngập trong biển nước lũ mênh mông, cuộc sống thường nhật bị đảo lộn hoàn toàn.

17h ngày 11/9, anh Đại (người dân thành phố Tuyên Quang) nổ chiếc xuồng máy chất đầy thùng mì ăn liền, nước lọc và một số vật dụng như cồn khô, bếp ga mini và sạc pin điện thoại tiến thẳng hướng phường Phan Thiết để chuyển đồ cứu trợ. 

Phường Phan Thiết là nơi sinh sống của trên 2.000 hộ gia đình, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều người không kịp trở tay. Chiếc xuồng của anh Đại bắt đầu từ đường Bình Thuận rồi đi qua từng góc phố bị ngập sâu khoảng trên dưới 2m. Ở dọc phố, người dân đứng chờ sẵn ở ban công hoặc ngồi trên mái tôn để chờ đoàn cứu trợ đến. 

Toàn cảnh thành phố Tuyên Quang chiều 11/9. Ảnh: Đức Hoàng 

Toàn cảnh thành phố Tuyên Quang chiều 11/9. Ảnh: Đức Hoàng 

"Các anh chị ơi, nhà em đang cần nước uống", tiếng người dân cất lên khi thấy đoàn tiếp tế của anh Đại từ xa. Rất nhanh chóng, chiếc xuồng máy tiếp cận nhà dân cần cứu trợ rồi tình nguyện viên đi cùng nhanh tay chuyển nhu yếu phẩm đến tận tay người dân. 

Phan Thiết là một trong 13 phường, xã của thành phố Tuyên Quang đang trong tình cảnh nước lũ bủa vây tứ phía. Thống kê của UBND thành phố ngày 11/9 cho thấy, có gần 14.000 hộ gia đình bị ngập nước. Trong đó, phường Tân Quang đang có trên 8.000 hộ bị ngập, phường Minh Xuân trên 1.000 hộ.

Khi chiếc xuồng máy bị mắc kẹt bởi rác, anh Đại không ngần ngại lội xuống nước xử lý sự cố để tiếp tục hành trình cùng đội cứu trợ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Khi chiếc xuồng máy bị mắc kẹt bởi rác, anh Đại không ngần ngại lội xuống nước xử lý sự cố để tiếp tục hành trình cùng đội cứu trợ. Ảnh: Lê Anh Dũng

Trước tình hình thành phố bị nước lũ cô lập, rất nhiều đoàn cứu trợ từ nhiều tỉnh, thành như Hà Nội, Hoà Bình, TPHCM... đã có mặt tại Tuyên Quang để triển khai tiếp tế nhu yếu phẩm. Còn bên trong thành phố, những tờ giấy viết tay gửi ra lực lượng công an, quân đội được chuyển liên tục với hi vọng hàng tiếp tế sẽ được chuyển đến sớm hơn.

"Nam, số điện thoại 0338328xxx nhà ở cuối Bến Đất, đường Phú Hưng, phường Hưng Thành...", một mảnh giấy viết tay của người dân thành phố chuyển ra từ rốn ngập được Công an TP Tuyên Quang tiếp nhận và điều phối đến lực lượng cứu trợ.

Lực lượng chức năng điều tiết hàng cứu trợ theo yêu cầu từ những mảnh giấy viết tay gửi ra từ rốn ngập. Ảnh: Đoàn Bổng

Lực lượng chức năng điều tiết hàng cứu trợ theo yêu cầu từ những mảnh giấy viết tay gửi ra từ rốn ngập. Ảnh: Đoàn Bổng

Trong thời gian thành phố bị ngập, do mất điện lưới, điện thoại không thể liên lạc, những tờ giấy viết tay như cầu nối giữa lực lượng cứu trợ và người dân vùng rốn ngập. 

Trong dòng người mang hàng cứu trợ đến Tuyên Quang, chị Lan cùng chồng và đoàn cứu trợ khoảng 10 người đi xe từ Hòa Bình lên từ sáng sớm. Sau khi cứu trợ tại huyện Chiêm Hóa, đoàn của chị Lan đã kịp có mặt tại thành phố vào khoảng 16h chiều 11/9. 

Những thùng hàng cứu trợ được tập kết để lực lượng chức năng phân loại và chuyển vào trong vùng ngập cho người dân bị cô lập. Ảnh: Đoàn Bổng 

Những thùng hàng cứu trợ được tập kết để lực lượng chức năng phân loại và chuyển vào trong vùng ngập cho người dân bị cô lập. Ảnh: Đoàn Bổng 

Chuyến xe cứu trợ từ các tỉnh tiếp sức người dân vùng lũ thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Đoàn Bổng 

Chuyến xe cứu trợ từ các tỉnh tiếp sức người dân vùng lũ thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Đoàn Bổng 

Chuyến xe bán tải chất đầy của chị Lan gồm hàng chục áo phao, thùng mì tôm, nước lọc cùng một số vật dụng thiết yếu được chuyển tận tay đội tiếp nhận cứu trợ lập ngay tại đầu đường Bình Thuận.

"Tôi là người con Tuyên Quang, lấy chồng và lập nghiệp tại tỉnh Hòa Bình. Khi nghe tin quê nhà gặp cảnh ngập lụt, tôi và chồng bàn nhau rồi chuyển hàng cứu trợ lên đây như một cách đồng hành cùng quê hương sớm vượt qua trận lũ lịch sử", chị Lan chia sẻ. 

Cùng với đoàn xe của chị Lan là hàng chục đoàn cứu trợ từ nhiều nơi tìm đến. Hàng trăm người nhộn nhịp, ai nấy đều hối hả khuân vác những thùng hàng thiết yếu. 

"Ấm lòng quá, chúng tôi không bị bỏ rơi", giọng người phụ nữ trung niên cảm thán với nhóm cứu trợ đến từ TP Hà Nội. 

Đến khoảng 20h, các chuyến xuồng máy, thuyền hơi chở những chuyến hàng cứu trợ vẫn nhộn nhịp ra vào tiếp tế các điểm ngập. Lực lượng công an và quân đội làm việc không ngơi nghỉ để không một người nào bị thiếu nhu yếu phẩm. 

Bộ đội hạ thuyền máy để đẩy nhanh quá trình tiếp tế cho người dân vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Bộ đội hạ thuyền máy để đẩy nhanh quá trình tiếp tế cho người dân vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Từng gói hàng cứu trợ được lực lượng chức năng chuyển lên xuồng máy. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Từng gói hàng cứu trợ được lực lượng chức năng chuyển lên xuồng máy. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Thành phố Tuyên Quang ngập sâu, một số người dân ôm phao bơi giữa biển nước để sơ tán khỏi vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Thành phố Tuyên Quang ngập sâu, một số người dân ôm phao bơi giữa biển nước để sơ tán khỏi vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Xuồng máy chở người dân rời vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Xuồng máy chở người dân rời vùng ngập. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Mì ăn liền được đội cứu trợ chuyển đến người dân. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Mì ăn liền được đội cứu trợ chuyển đến người dân. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Một số ngôi nhà không có ban công, đội cứu trợ phải tung nhu yếu phẩm qua cửa sổ. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Một số ngôi nhà không có ban công, đội cứu trợ phải tung nhu yếu phẩm qua cửa sổ. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Người dân đứng ở ban công theo dõi đoàn cứu trợ làm nhiệm vụ, kèm theo lời động viên "các anh chị cố lên". Ảnh: Lê Anh Dũng 

Người dân đứng ở ban công theo dõi đoàn cứu trợ làm nhiệm vụ, kèm theo lời động viên "các anh chị cố lên". Ảnh: Lê Anh Dũng 

Theo người dân, hơn 20 năm qua, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến thành phố ngập sâu như hiện nay. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Theo người dân, hơn 20 năm qua, đây là lần đầu tiên họ chứng kiến thành phố ngập sâu như hiện nay. Ảnh: Lê Anh Dũng 

Màn đêm buông xuống, đoàn tiếp tế vẫn miệt mài hỗ trợ người dân vùng ngập thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Lê Anh Dũng

Màn đêm buông xuống, đoàn tiếp tế vẫn miệt mài hỗ trợ người dân vùng ngập thành phố Tuyên Quang. Ảnh: Lê Anh Dũng

Nguồn: [Link nguồn]

Có mặt tại hiện trường từ sớm nhưng cả thôn Làng Nủ ở Lào Cai bị cô lập, giao thông chia cắt, mất điện, không sóng điện thoại, Bí thư huyện ủy Bảo Yên đã phải viết thư tay cử cán bộ băng rừng đi báo tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đoàn Bổng - Lê Anh Dũng - Đức Hoàng ([Tên nguồn])
Mưa lũ sau bão Yagi Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN