Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội

Trong lễ hội rước vua, chúa giả độc đáo ở Đông Anh (Hà Nội), kiệu rước chúa giả đã bị lật.

Hôm nay 10/2 (tức ngày 11 tháng Giêng âm lịch), tại làng Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã diễn ra lễ hội đền Sái. Nổi bật là nghi thức rước vua, chúa giả.

Đền Sái nằm trên đỉnh Thất Diệu Sơn ở thôn Thụy Lôi. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ.

Lễ hội được bắt nguồn từ sự tích An Dương Vương khi xây thành Cổ Loa đã được các tiên nữ đêm đêm xuống trần gánh đất đắp hộ, nhưng thần ma gà tác yêu giả tiếng gà gáy sáng làm các tiên cô bỏ cuộc bay về trời, nên đắp mãi chưa xong thành.

Nhờ được thần Huyền Thiên Trấn Vũ ra tay diệt được ma gà trắng núp ở Thất Diệu Sơn nên nhà vua mới xây xong thành Cổ Loa. Sau đó, Thần Trấn Vũ được thờ trên núi Sái của Thất Diệu Sơn. Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước "vua sống" diễn ra vào 11/1 âm lịch.

Mỗi một năm, người dân trong làng lại chọn ra những người cao tuổi xứng đáng để vào vai "vua, chúa" và 4 vị quan tứ trụ triều đình. Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được đóng vai chúa. Đây là một trong hai lão nông cao niên trong làng được tuyển chọn kĩ lưỡng (phải từ 70 tuổi trở lên, gia đình văn hóa, con cháu đề huề, nội ngoại đầy đủ). Còn người đóng vai vua là cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi).

Năm nào cũng vậy, người dân trong làng lại nô nức đi xem hội rước vua, chúa giả. Lễ hội bắt đầu từ 13h với lễ khênh kiệu từ đền Sài về đình làng. Đám rước kiệu đi trong tiếng nhạc của phường bát âm và tiếng chuông, trống.

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 1

Kiệu vua, chúa được rước từ đình làng Sái

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 2

Người dân tập trung xem lễ rước vua, chúa suốt dọc đường tới đình làng. Kiệu chúa đi trước, dẹp đường cho kiệu vua

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 3

Đám thanh niên khiêng kiệu thỉnh thoảng lại hô vang và chạy dẹp đường cho kiệu vua, chúa đi

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 4

Năm nay, cụ ông Lê Quang Hân (70 tuổi) được chọn làm chúa giả

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 5

Cụ ông Trần Văn Chương (72 tuổi) được chọn làm vua giả

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 6

Ngoài ra còn có 4 vị "quan tứ trụ triều đình" gồm có: quan Thị vệ, quan Tán Lý, quan Đề lĩnh và quan Trấn thủ. Tất cả đều phải trên 60 tuổi

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 7

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 8

Khi kiệu vua gần tới đình làng, một số thanh niên bị vấp chân nên kéo theo những người phía sau ngã theo khiến kiệu lật nhào. Rất may là "vua"  không bị văng ra ngoài

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 9

Sau khi đón vua về đền làm lễ, chúa thực hiện nghi lễ chém ma gà. Chúa tự tay chém 3 nhát gươm gỗ vào một hòn đá và đổ bát tiết gà lên đá, tượng trưng cho việc đã trừ xong yêu quái ma gà

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 10

Vua cùng con cháu kính cẩn vái lạy tại đền. Sau đó, vua sẽ trở về nhà vái lại tổ tiên, dòng tộc

Lật kiệu chúa trong lễ hội rước vua giả ở Hà Nội - 11

Trẻ em cũng được đóng vai lính trong lễ hội độc đáo nhất Việt Nam này

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN