Khí quyển sao Hỏa từng nhiều ôxy hơn Trái đất

Bầu khí quyển trên sao Hỏa từng dày hơn, ấm hơn và ẩm ướt hơn ngày nay cho tới khi nó va chạm với một hành tích có kích cỡ tương đương với sao Diêm Vương.

Những dữ liệu do tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập được cho thấy bầu khí quyển của sao Hỏa từng có nhiều ôxy hơn bầu khí quyển trên Trái đất của chúng ta. Đây là một bằng chứng nữa ủng hộ giả thuyết cho rằng sự sống từng tồn tại trên hành tinh đỏ.

Tuy nhiên, bầu khí quyển bao quanh sao Hỏa đã suy giảm sau sự kiện nó va chạm với một thành tích khác có kích cỡ tương đương sao Diêm Vương của Hệ mặt trời cách đây hàng tỷ năm. Vụ va chạm đã làm thay đổi tỷ lệ hai loại khí argon trong bầu khí quyển của sao Hỏa.

Giám đốc của NASA ông  Chris Webster cho biết: “Gió mặt trời và ảnh hưởng bởi vụ va chạm với một hành tinh giống sao Diêm Vương được cho là đã làm mất phần lớn bầu khí quyển ban đầu của sao Hỏa.”

Các nhà khoa học của NASA bắt tìm hiểu về bầu khí quyển của sao Hỏa sau khi một trong những kính thiên văn trên Trái đất phát hiện thấy một lượng khí mê tan bí ẩn ở 3 khu vực khác nhau ở bán cầu tây của hành tinh đỏ. Sự hiện diện của khí mê tan có thể là dấu hiệu cho thấy sự sống tồn tại trên hành tinh này.

Khí quyển sao Hỏa từng nhiều ôxy hơn Trái đất - 1

Bầu khí quyển sao Hỏa từng chứa nhiều ôxy hơn Trái đất.

Tuy nhiên, tàu thăm dò  Curiosity cho đến nay vẫn chưa tìm thấy khí mê tan từ khi nó đáp xuống bề mặt sao Hỏa vào năm ngoái. Trên Trái đất, khí mê tan được tạo ra chủ yếu bởi phân động vật vật và thực vật thối rữa.

Tàu thăm dò Curiosity dự kiến sẽ tiếp tục phân tích bầu khí quyển sao Hỏa  trong hành trình di chuyển tới núi Mount Sharp của hành tinh này. Vào mùa thu năm nay, NASA dự định sẽ phóng một tàu thăm dò lên quỹ đạo sao Hỏa để làm sáng tỏ bí ấn về khí mê tan trên hành tinh đỏ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Daily Mail) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN