Học giả Trung Quốc cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam

Học giả Trung Quốc cố tình đưa ra tư liệu bị cắt xén để người đọc hiểu sai về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Đó là phát biểu của PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm Việt Nam trong buổi công cố giới thiệu những tư liệu Hán Nôm, khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông, sáng 3/6, tại Hà Nội.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tập hợp, xuất bản tập tư liệu trên thành sách: “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông ”.

Học giả Trung Quốc cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam - 1

Học giả Trung Quốc cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam - 2

Buổi công bố sách thu hút nhiều cơ quan báo chí trong và ngoài nước đến đưa tin

Mới đây, một số học giả Trung Quốc vẫn tiếp tục rêu rao rằng họ “có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 2.000 năm”.  

“Tuy nhiên, trên thực tế, họ đã cố tình xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, dàn dựng cứ liệu lịch sử”, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh khẳng định và dẫn chứng đoạn văn trong tập bản đồ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá, niên đại năm 1686.

Nguyên văn tập bản đồ này viết: “Giữa biển khơi có dải cát gọi là Bãi Cát Vàng, dài khoảng 400 dặm, rộng 20 dặm, đứng sừng sững giữa biển. Từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh, mỗi khi có gió Tây Nam thì thương thuyền các nước đi phía trong trôi dạt ở đây, khi có gió Đông Bắc, thuyền đi phía ngoài cũng trôi dạt ở đây và đều chết đói hết cả, hàng hoá các loại đều bỏ lại ở đó. Nhà Nguyễn hằng năm vào cuối đông đem 18 chiếc thuyền đến đó để thu đồ vật, phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”.

Tuy nhiên, đoạn văn trên đã bị các học giả Trung Quốc cắt xén để người đọc hiểu nhầm phần lãnh hải của Việt Nam chỉ từ cửa biển Đại Chiêm đến cửa Sa Vinh. “Họ cố tình lợi dụng chấm câu, xuyên tạc địa điểm. Những trích dẫn bị cắt xén tư liệu để người đọc khó hình dung được bối cảnh lịch sử, ngữ cảnh nguyên tác”, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm nói. 

Học giả Trung Quốc cố tình xuyên tạc lịch sử Việt Nam - 3

 PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh, nguyên Viện trưởng Viện Hán Nôm dịch những bản đồ cổ chứng minh Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh cho hay, căn cứ vào các tư liệu Hán Nôm, Việt Nam có đủ bằng chứng, chứng minh một cách thuyết phục về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông.

PGS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đánh giá cuốn sách tư liệu Hán Nôm về Trường Sa và Hoàng Sa sẽ là căn cứ lịch sử và pháp lý sinh động để phản bác luận điệu xuyên tạc chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Tập sách dày 479 trang, gồm 46 tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển khác của Việt Nam.

Tư liệu gồm bản đồ, địa chí, văn bản hành chính, tạp văn, cùng nhiều loại tài liệu khác. Có những tài liệu đã được công bố ở nhiều dạng khác nhau, nhưng đây là lần đầu tiên được công bố nguyên bản.

Đặc biệt, Viện còn phát hiện cuốn sách “Giao châu dư địa chí”, được viết lại theo cuốn của Trương Phụ Mộc Thạch đời nhà Minh (Trung Quốc) cũng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Tất Định ([Tên nguồn])
TQ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN