Gian lận thi cử ở Hà Giang: Bà Triệu Thị Chính kháng cáo với lý do không có tội, bị oan

Bị cáo Triệu Thị Chính (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang) đã nộp đơn kháng cáo về bản án mà toà án phiên sơ thẩm mới tuyên phạt 2 năm tù với lý do Tôi không có tội, tôi bị oan

Liên quan đến vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh Hà Giang, bị cáo Triệu Thị Chính (cựu Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tỉnh Hà Giang) vừa nộp đơn kháng cáo, kêu oan về bản án sơ thẩm số 46/2019/HS-ST ngày 25-10-2019 của TAND tỉnh Hà Giang.

Bị cáo Triệu Thị Chính tới phiên tòa sơ thẩm

Bị cáo Triệu Thị Chính tới phiên tòa sơ thẩm

Trong đơn gửi TAND tỉnh Hà Giang, bị cáo Chính kháng cáo, kêu oan với bản án này về phần quyết định và những vấn đề liên quan đến bị cáo này.

Nội dung đơn kháng cáo nêu rõ: "Lý do của việc kháng cáo: Tôi không có tội, tôi bị oan theo cáo buộc tại cáo trạng của Viện kiểm sát và theo quyết định tại bản án của TAND tỉnh Hà Giang. Đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây: Hành vi của tôi không cấu thành tội danh: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi", theo điều 358 Bộ Luật Hình sự. Vậy tôi xin kháng cáo toàn bộ nội dung liên quan đến tôi trong bản án và kính mong Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết cho tôi theo đúng quy định của pháp luật".

Tại phiên xét xử, HĐXX nhận định với bị cáo Triệu Thị Chính, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 là người có chức vụ quyền hạn, trong khi kỳ thi diễn ra đã đưa danh sách 13 thí sinh cho bị cáo Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT tỉnh Hà Giang). Mặc dù trong giai đoạn điều tra và xét xử đều cho rằng không phạm tội như cáo trạng truy tố, chỉ nhờ xem điểm cho 13 thí sinh, không nhờ nâng điểm. 

Tuy nhiên, HĐXX nhận định lời khai của bị cáo Hoài nói bị cáo Chính đưa danh sách 12/13 thí sinh, lời khai của bị cáo Lương được nhìn thấy danh sách 13 thí sinh là có căn cứ đáng tin cậy. Với chức vụ của mình, bị cáo Chính đã dùng ảnh hưởng của mình để tác động ghép phách, kiểm dò, nâng điểm cho môn Ngữ văn. Tội phạm hoàn thành từ khi bị cáo Chính đưa danh sách cho bị cáo Hoài. Hành vi của bị cáo Chính được HĐXX xác định là lỗi cố ý trực tiếp. Ngoài ra, không có căn cứ chứng minh bị cáo nhận tiền, tài sản khác để trục lợi.

Từ đó, đủ cơ sở khẳng định, Viện kiểm sát truy tố bị cáo Chính là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Điểm thi môn Ngữ văn chưa được nâng là khách quan, phạm tội chưa đạt. Ngày 25-10-2019, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Chính 2 năm tù, cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm.

Tại phiên xét xử sơ thẩm vụ gian lận điểm thi trong kỳ thi THPT năm 2018, HĐXX TAND tỉnh Hà Giang đã tuyên án với 5 bị cáo. Theo đó, bị cáo Nguyễn Thanh Hoài bị tuyên phạt mức án 8 năm tù, cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm; bị cáo Vũ Trọng Lương 7 năm tù cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm; bị cáo Triệu Thị Chính 2 năm tù, cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý trong ngành giáo dục 1 năm; bị cáo Lê Thị Dung 2 năm tù; bị cáo Phạm Văn Khuông 1 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách 2 năm.

HĐXX kiến nghị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an tiếp tục điều tra những người có liên quan trong vụ án về vấn đề có đưa, nhận hối lộ hay không?

Về việc Luật sư kiến nghị HĐXX TAND tỉnh Hà Giang khởi tố vụ 2 thí sinh Sùng Văn Đ. và Nguyễn Văn T. ở huyện Xín Mần trong kỳ thi năm 2017 thi đỗ vào trường công an với số điểm rất cao, có thông tin cho rằng 2 thí sinh này được "chạy điểm" với giá 500 triệu đồng/suất. Về việc này, HĐXX kiến nghị Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an điều tra đối với 2 thí sinh này.

Hôm nay tuyên án gian lận thi cử Hà Giang: Nâng điểm 106 thí sinh để ”tạo phúc”?

HĐXX phiên sơ thẩm vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang từng thẩm vấn các bị cáo và cho rằng không thể có chuyện nhờ và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyên Kha ([Tên nguồn])
Gian lận thi cử ở Hà Giang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN