Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm

Hình vẽ trên mình những kẻ hoạt động trong xã hội đen Nga tưởng chừng như vô nghĩa nhưng đằng sau mỗi đường nét đó lại ẩn chứa nhiều câu chuyện vui buồn của chủ nhân.

Nhiếp ảnh gia Sergei Vasiliev được phép vào tác nghiệp trong những nhà tù được bảo vệ nghiêm ngặt nhất nước Nga những năm đầu thập niên 1990, khi Liên bang Xô Viết tan rã kéo theo những cuộc chiến băng đảng trên khắp xứ sở Bạch Dương.

Khó lòng để hiểu những câu chuyện đời giới xã hội đen Nga nếu chỉ nhìn đơn thuần vào hình xăm trên người họ. Tuy nhiên, khi đối chiếu chúng với những bản hồ sơ tội phạm đang được các cơ quan chức năng lưu giữ, không khó để hiểu ra những câu chuyện đằng sau mỗi đường nét. Nó có thể là chiến tích, vinh quang nhưng đôi khi cũng là những mất mát, hy sinh mà cuộc đời những mafia Nga đã trải qua.

Hầu hết những kẻ bị bắt giữ vào thời điểm nước Nga hỗn loạn đều phạm tội trộm cướp, lừa đảo hay giết người bởi phương thức hoạt động đơn giản chứ chưa tinh vi như tội phạm xã hội đen ngày nay. Cũng giống như mọi người, tội phạm xã hội đen sử dụng ngực, nơi gần trái tim nhất để ghi nhớ những người yêu quý trong khi những phần khác của cơ thể đều được dùng để khoe chiến tích.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 1

Bức ảnh này được thực hiện trong phòng giam đặc biệt, trước khi kẻ phạm tội được phóng thích. Con cọp gầm rống trên bắp tay chính là biểu tượng của kẻ trộm xâm lược thành công địa bàn của đối phương. Nó xuất hiện gần như phổ biến trên tay những kẻ thù địch sẵn sàng chống đối với chính quyền Nga.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 2

Hình con dao găm ở cổ cho thấy chủ sở hữu của nó là kẻ giết người, thường là giết người vì được thuê thay vì mâu thuẫn. Những giọt máu trên dao biểu thị số nạn nhân của kẻ thủ ác. Trong khi đó, những hình xăm quả chuông trên chân để thể hiện việc vào tù ra tội trong khi số mắt xích thể hiện số năm ngồi tù.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 3

Nhóm tù nhân bị bắt giam vì phạm tội liên quan đến ma túy. Trên cánh tay là dòng chữ “sống trong tội lỗi, chết trong niềm vui” trong khi hình ảnh ma quỷ trên thân thể nhằm mục đích thể hiện số má và đe dọa những tù nhân khác. Hình xăm chiếc thuyền buồm trên cánh tay cho thấy ham muốn tự do đồng thời cảnh báo, đây là những kẻ sẵn sàng vượt ngục nếu có cơ hội. Trong khi đó, hình ảnh hoa hồng trên vai cho thấy, những kẻ này bị lĩnh án trên 18 năm tù giam.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 4

Kẻ sát thủ này sở hữu hình xăm chiếc dao găm trên vai nhằm tiết lộ thân phận của hắn. Trong khi đó, hình ảnh những cô gái ở 2 bắp tay cho thấy, gã này phạm tội trước năm 18 tuổi và phải trải qua quãng đời đẹp nhất của một con người trong nhà giam.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 5

Những hình xăm trên mặt cho thấy, kẻ sở hữu sẽ không bao giờ được tự do trừ khi hắn về với đất.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 6

Tù nhân này bị kết án về phạm tội có liên quan tới ma túy. Dòng chữ tiếng Nga có nghĩa là “Chúa luôn ở bên chúng ta” trong khi ngôi sao bằng sắt in hình đầu lâu ở giữa thể hiện sự bất cần của kẻ mang nó.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 7

Hình xăm giống quân hàm có hình con nhện ở trên vai cho thấy đây là một tội phạm cấp cao. Dòng chữ ở ngực mang ý nghĩa “Lạy Chúa, xin tha thứ cho con vì để mẹ rơi lệ”.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 8

Hình xăm người đàn ông ngậm chặt con dao trong miệng là biểu hiện của một thái độ tàn bạo, cực đoan của kẻ mang nó, chống chính quyền một cách hết sức tiêu cực. Dòng chữ mang nghĩa “Tôi còn hy vọng đến hơi thở cuối cùng”.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 9

Biểu tượng trên ngón tay và trên vai cho thấy, đây là kẻ quyền uy trong giới tội phạm. Trong nhà tù, đây được coi là những kẻ quyền cao chức trọng, khá có thế lực và ảnh hưởng.

Giải mã cuộc đời mafia Nga sau những hình xăm - 10

Hình ảnh đầu lâu trên quân hàm sĩ quan cho thấy sự kiên cường của kẻ mang nó. Hình xăm được giải mã với ý nghĩa: “Tôi không phải và sẽ không bao giờ là một nô lệ. Không ai có thể bắt tôi phải làm gì”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Duy (Infonet)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN