Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn

Phố ông đồ tại khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thưa thớt người đến dạo chơi, xin chữ. Nhiều ông đồ cả ngày không có nổi một khách đến xin chữ.

Năm nay, phố ông đồ được chuyển toàn bộ vào Hồ Văn. Mặc dù đã khai mạc ngày 8.2 tức 21 tháng Chạp âm lịch nhưng ghi nhận vào đầu giờ chiều nay (12.2 tức 24 tháng Chạp âm lịch), khu vực này chỉ có lác đác khách đến xin chữ.

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 1 Theo quan sát của chúng tôi, quanh Hồ Văn có gần 100 căn lều để các ông đồ "tác nghiệp" trong dịp trước và sau Tết cổ truyền

 

Đã có hơn 10 năm cho chữ tại vỉa hè Văn Miếu, ông đồ Văn Thùy chia sẻ: "Tôi rất cảm động vì đã lâu mới có cuộc thi tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Cuộc thi đã sang lọc được những ông đồ viết chưa chuẩn. Người đến xin chữ, mình phải tư vấn sao cho câu chữ chuẩn, cân xứng".
 

“Những năm trước, thu nhập của tôi khoảng 70 đến 80 triệu đồng nhưng 2 năm gần đây kinh tết giảm sút nên không còn được như vậy nữa”- ông Thùy nói.

 

Năm nay, phố ông đồ có một địa điểm mới, chất lượng ông đồ cũng tốt hơn sau 2 kỳ sát hạch.

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 2 Ông Đặng Chung Ngân cho biết, phong cảnh rất đẹp, phù hợp với cảnh xin và cho chữ.

 

Ông Đặng Chung Ngân (Khâm Thiên, Hà Nội) chia sẻ khi đến xem chữ: "Tôi đã 80 tuổi rồi, còn sống năm nào, tôi lại đến thăm các thầy, thăm lại ngôi trường đại học đầu tiên của cả nước này. Những ngày xuân, chúng tôi đều dẫn con cháu đến để học về lịch sử của ông cha ta bởi để lại cho con cháu kiến thức là quan trọng nhất".

Có mặt tại hồ Văn, anh Đức (Hà Nội) cho biết mình xin chữ “Học” cho con với mong muốn con sẽ học giỏi. "Năm nay tôi cảm thấy yên tâm hơn bởi các ông đồ đã vượt qua các kì thi nên nét chữ cũng chất lượng hơn", anh Đức nói.

Một số hình ảnh tại phố ông đồ bên hồ Văn chiều 12.2:

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 3
Các lều được trang trí khá đẹp, tạo thuận lợi cho các ông đồ cho chữ

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 4
Tuy nhiên, người đến xin chữ rất ít

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 5
Nhiều ông đồ rời lều đi sang nói chuyện với các ông đồ khác

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 6
Một số ông đồ ngồi đợi khách đến xin chữ nhưng có khi cả ngày không được một khách

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 7
Ông đồ Văn Thùy, cho biết: "Tuy thu nhập giảm nhưng tôi rất vui bởi không khí yên tĩnh, không xô bồ như ngoài vỉa hè Văn Miếu"

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 8

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 9
Vắng khách, các ông đồ ngồi luyện chữ, treo lên để quảng cáo

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 10
Khuôn mặt của một ông đồ có nét đượm buồn…

 Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 11

 
Cô gái người Nga thích thú ngồi xem ông đồ Việt.

 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 12
Để tránh tình trạng “nhìn mặt đọc giá”, năm nay, BTC niêm yết mức “giá sàn”. Người xin chữ tự mua loại giấy mà mình cần và chọn người viết theo nội dung yêu cầu: 200.000 đồng/biểu trục nhỏ, mành nhỏ là 200.000 đồng/cái; giấy in hoa văn hình rồng 130.000 đồng/tờ. Giấy bìa các loại từ 100.000 đồng trở xuống.
 

Ế khách, ông đồ buồn buồn quay ra ngắm hồ Văn - 13
Mọi người đến xin chữ với mong muốn một năm mới an lành.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN