Điều ít biết về bức tượng vua Lê bên Hồ Gươm

Sự kiện: 24h vạn dặm

Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông.

Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía tây Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.

Tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 16 phố Lê Thái Tổ, bên bờ phía tây Hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được xây dựng vào cuối thế kỷ 19.

Theo ghi chép tại khu di tích, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xem là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.

Theo ghi chép tại khu di tích, tượng đài vua Lê Thái Tổ được xem là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.

Quần thể kiến trúc tưởng niệm vua Lê do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894, để tưởng nhớ công ơn của vị vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc.

Quần thể kiến trúc tưởng niệm vua Lê do Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải dựng vào năm 1894, để tưởng nhớ công ơn của vị vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc.

Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông, đầu đội mũ bình thiên, 4 góc có treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng.  Đặc biệt, tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.

Tượng vua Lê được đúc bằng đồng, trong tư thế đứng, tay phải cầm kiếm hơi chúc xuống, tay trái chống vào hông, đầu đội mũ bình thiên, 4 góc có treo kim tòng, mặc áo long bào, đeo đai lưng.  Đặc biệt, tượng tạc vua Lê trong tư thế trả gươm báu cho thần Kim Quy, gắn liền với truyền thuyết về hồ Hoàn Kiếm.

Tượng cao khoảng 1,2m, đặt trên trụ đá tròn, có 3 cấp bệ xếp bằng đá; phía dưới cũng được lượn tròn theo thân trụ với đường kính to nhỏ khác nhau.

Tượng cao khoảng 1,2m, đặt trên trụ đá tròn, có 3 cấp bệ xếp bằng đá; phía dưới cũng được lượn tròn theo thân trụ với đường kính to nhỏ khác nhau.

Phía trước trụ có một bàn thờ và lư hương bằng đá. Phía sau trụ là một bình phong ngăn cách với đình Nam Hương (có mặt chính quay ra phố Hàng Trống).

Phía trước trụ có một bàn thờ và lư hương bằng đá. Phía sau trụ là một bình phong ngăn cách với đình Nam Hương (có mặt chính quay ra phố Hàng Trống).

Hai bên có tượng hổ chầu ngồi hai bên lối lên khu tượng.

Hai bên có tượng hổ chầu ngồi hai bên lối lên khu tượng.

Điều ít biết về bức tượng vua Lê bên Hồ Gươm - 8

Quần thể công trình gồm 3 hạng mục chính, từ ngoài vào là cổng, nhà phương đình, trong cùng là tượng đài.

Quần thể công trình gồm 3 hạng mục chính, từ ngoài vào là cổng, nhà phương đình, trong cùng là tượng đài.

Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Đây cũng là một trong những công trình tiêu biểu dịp kỷ niệm Đại Lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

Công trình nhỏ và kiến trúc chính lùi sâu bên trong, khuất tầm mắt nên ít người biết nơi đây có tượng đài một vị vua anh hùng dân tộc đã gắn liền với truyền thuyết Hồ Gươm.

Công trình nhỏ và kiến trúc chính lùi sâu bên trong, khuất tầm mắt nên ít người biết nơi đây có tượng đài một vị vua anh hùng dân tộc đã gắn liền với truyền thuyết Hồ Gươm.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh ([Tên nguồn])
24h vạn dặm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN