Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách QH lên tiếng về thu “phí”, thu “giá” BOT

Sự kiện: Thời sự

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải chiều 23-5 trao đổi với báo chí về việc đổi tên “trạm thu phí BOT” thành “trạm thu giá BOT” đang khiến dư luận phản ứng những ngày qua.

Chiều 23-5, bên hành lang Quốc hội (QH), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải đã phân tích những vấn đề liên quan đến việc đổi tên thu "phí" thành thu "giá" BOT.

Theo ông Hải, đây chỉ là vấn đề thuật ngữ. "Còn gọi là phí hay giá khi bù đắp chi phí của nhà đầu tư cũng phải thực hiện đúng thẩm quyền, đặc biệt là phải chú ý đến lợi ích của nhân dân địa phương và phải có phương án tính toán hợp lý lợi ích của cả nhà đầu tư"- Chủ nhiệm Uỷ ban TCNS nhấn mạnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách QH lên tiếng về thu “phí”, thu “giá” BOT - 1

Chủ nhiệm Uỷ ban TCNS Nguyễn Đức Hải cho rằng cần cơ chế kiểm soát thu giá BOT - Ảnh: Quochoi

Ông Hải cho rằng việc chuyển từ "phí" sang "giá" thể hiện sự vận động theo cơ chế thị trường, theo quan hệ cung cầu. Tức là, trong cơ chế thị trường thì nhà đầu tư phải có sự tính toán cho phù hợp.

"Nhưng thực tế, dù là cơ chế thị trường thì vẫn cần có sự kiểm soát của Nhà nước, đặc biệt là những loại hàng hóa cung cấp dịch vụ công cộng như trạm thu phí BOT. Trước hết, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phải có trách nhiệm với người dân vì quản lý trực tiếp ngành giao thông. Sau đó, Bộ Tài chính và các ngành liên quan cũng phải kiểm soát, dù theo cơ chế thị trường"- ông Nguyễn Đức Hải nêu quan điểm.

Theo ông Hải, nguyên nhân dẫn đến việc người dân sống gần các trạm thu phí xung đột với các chủ đầu tư vì họ cảm thấy bị vi phạm lợi ích khi chủ đầu tư "chỉ phủ một lớp lên đường mà lại thu phí". Tuy thực tế nếu không tham gia giao thông trên các tuyến đường BOT thì người dân cũng có quyền lựa chọn đi theo tuyến đường phù hợp khác nhưng người dân cũng phải có ý kiến khi nhà đầu tư đề xuất các phương án tăng giá.

Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Uỷ ban Kinh tế) cũng cho rằng vấn đề quan trọng nhất là làm sao để người dân thấy chi phí đó có xứng đáng, phù hợp thỏa đáng với dịch vụ sử dụng hay không, thu như vậy có minh bạch không?

"Đây là loại chi phí đặc biệt, có ảnh hưởng lớn đến vấn đề xã hội, kể cả vấn đề kinh tế. Vì vậy, phải có sự kiểm soát của Nhà nước, không có chuyện giá doanh nghiệp muốn tăng bao nhiêu thì tăng" - ông Sinh nói.

Theo đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), việc dư luận phản ứng chuyện Bộ GTVT đổi tên trạm thu phí BOT thành thu giá xuất phát từ nguyên nhân thiếu minh bạch, công khai trong đầu tư BOT. Ông cho rằng thu phí hay thu giá thì cơ quan quản lý Nhà nước phải làm rõ, minh bạch, công bằng lợi ích các bên.

Bộ trưởng GTVT: BOT rất nóng nhưng là sản phẩm của nhiệm kỳ trước

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định thời gian qua, trạm thu phí BOT là rất nóng, chưa lúc nào nóng như 2017, nhưng đây...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hoài Dương (Người lao động)
Thời sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN