Chen nhau livestream, mừng tuổi “tướng bà” 12 tuổi ở Sóc Sơn

Sự kiện: Lễ hội

“Tướng bà” xuống kiệu, vào đền Thượng làm lễ trong sự reo hò của người dân.

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời nên mùng 6 tháng Giêng hằng năm, dân làng mở hội linh đình tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Từ sáng sớm nay 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), 6 thôn rước lễ vật từ đình làng đến đền Gióng.

Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời nên mùng 6 tháng Giêng hằng năm, dân làng mở hội linh đình tại khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng - Phù Đổng Thiên Vương. Từ sáng sớm nay 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), 6 thôn rước lễ vật từ đình làng đến đền Gióng.

Chen nhau livestream, mừng tuổi “tướng bà” 12 tuổi ở Sóc Sơn - 2

Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. "Nhiều năm trước, hoa tre, trầu cau sẽ được mang về đền Hạ để tất lễ tranh lộc, lúc đó người ta lao vào cướp. Nhưng mấy năm gần đây, chúng tôi tuyên truyền người dân không cướp lễ tranh lộc”, Giám đốc Trung tâm quản lý Khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn Nguyễn Nam Nho cho biết.

Nghi lễ quan trọng nhất là phần dâng hoa tre, dâng trầu cau lên đền thờ Thánh Gióng. "Nhiều năm trước, hoa tre, trầu cau sẽ được mang về đền Hạ để tất lễ tranh lộc, lúc đó người ta lao vào cướp. Nhưng mấy năm gần đây, chúng tôi tuyên truyền người dân không cướp lễ tranh lộc”, Giám đốc Trung tâm quản lý Khu du lịch - di tích đền Sóc Sơn Nguyễn Nam Nho cho biết.

Không được cướp lộc hoa tre, người dân và du khách lại thích thú với nghi lễ rước “tướng bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) về đền Thượng. Đoàn rước kiệu "tướng bà" gồm các cán bộ xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi.

Không được cướp lộc hoa tre, người dân và du khách lại thích thú với nghi lễ rước “tướng bà” được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) về đền Thượng. Đoàn rước kiệu "tướng bà" gồm các cán bộ xã và 12 thanh niên trên 18 tuổi.

Kiệu “tướng bà” dừng chân dưới chân đền Thượng, nhiều người dân, du khách chen nhau livestream và mừng tuổi “tướng bà” để cầu may mắn, tài lộc.

Kiệu “tướng bà” dừng chân dưới chân đền Thượng, nhiều người dân, du khách chen nhau livestream và mừng tuổi “tướng bà” để cầu may mắn, tài lộc.

Theo quy định, người được lựa chọn làm "tướng bà" phải sinh ra trong gia đình tứ đại đồng đường gương mẫu, là các bé gái 9 - 12 tuổi, có gương mặt ưa nhìn, học giỏi.

Theo quy định, người được lựa chọn làm "tướng bà" phải sinh ra trong gia đình tứ đại đồng đường gương mẫu, là các bé gái 9 - 12 tuổi, có gương mặt ưa nhìn, học giỏi.

Năm nay, bé Nghiêm Thị Bích Ngọc, 12 tuổi (thôn Yên Tàng) được chọn làm “tướng bà”. "Tướng bà" có gương mặt sáng sủa, ưa nhìn, phẩm chất đạo đức tốt, gia đình gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu quý…

Năm nay, bé Nghiêm Thị Bích Ngọc, 12 tuổi (thôn Yên Tàng) được chọn làm “tướng bà”. "Tướng bà" có gương mặt sáng sủa, ưa nhìn, phẩm chất đạo đức tốt, gia đình gương mẫu, là con ngoan, trò giỏi, được thầy cô, bạn bè yêu quý…

Ông Nghiêm Văn Điệp, bố “nữ tướng” cho biết: “Hôm nay cháu phải dậy từ 4h sáng để chuẩn bị. Cháu được ngồi trên kiệu là niềm vinh dự của cả dòng tộc. Tôi có 4 cháu, 3 gái, 1 trai, cháu đầu là con trai, Bích Ngọc là cháu thứ hai”.

Ông Nghiêm Văn Điệp, bố “nữ tướng” cho biết: “Hôm nay cháu phải dậy từ 4h sáng để chuẩn bị. Cháu được ngồi trên kiệu là niềm vinh dự của cả dòng tộc. Tôi có 4 cháu, 3 gái, 1 trai, cháu đầu là con trai, Bích Ngọc là cháu thứ hai”.

Người dân trong vùng và du khách nô nức xem lễ hội, đứng kín từ ngoài cổng đền Thượng.

Người dân trong vùng và du khách nô nức xem lễ hội, đứng kín từ ngoài cổng đền Thượng.

Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ). Đây là vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Nghi thức chính tại lễ hội là rước kiệu hoa tre (được kết từ hàng trăm hoa tre bằng cách cắm vào thân một cây chuối cao làm trụ). Đây là vật mang tính biểu trưng, tượng trưng cho gậy tre của Thánh Gióng đánh giặc khi xưa.

Sau khi giò hoa tre được đưa vào bên trong đền Thượng, ban tổ chức chia ra làm 3 nơi để phát lộc cho đại biểu, du khách. Năm nay, người dân không được vào bên trong để xin lộc. Giò hoa tre được bảo vệ nghiêm ngặt từ đền Thượng xuống đền Hạ. Giò hoa tre được phát tại Nhà văn hóa thôn Vệ Linh chứ không phát ở đền Hạ như mọi năm nên không còn cảnh tranh cướp lộc.

Sau khi giò hoa tre được đưa vào bên trong đền Thượng, ban tổ chức chia ra làm 3 nơi để phát lộc cho đại biểu, du khách. Năm nay, người dân không được vào bên trong để xin lộc. Giò hoa tre được bảo vệ nghiêm ngặt từ đền Thượng xuống đền Hạ. Giò hoa tre được phát tại Nhà văn hóa thôn Vệ Linh chứ không phát ở đền Hạ như mọi năm nên không còn cảnh tranh cướp lộc.

Phần cuối cùng của nghi lễ là lễ rước “tướng bà” vào đền Thượng.

Phần cuối cùng của nghi lễ là lễ rước “tướng bà” vào đền Thượng.

Chen nhau livestream, mừng tuổi “tướng bà” 12 tuổi ở Sóc Sơn - 13

Người dân và du khách chen nhau livestream, “tướng bà” liên lục vẫy tay chào mọi người.

Người dân và du khách chen nhau livestream, “tướng bà” liên lục vẫy tay chào mọi người.

“Tướng bà” xuống kiệu, vào đền Thượng làm lễ trong sự reo hò, háo hức của người dân.

“Tướng bà” xuống kiệu, vào đền Thượng làm lễ trong sự reo hò, háo hức của người dân.

Sau khi làm lễ tại đền Thượng, “tướng bà” được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt.

Sau khi làm lễ tại đền Thượng, “tướng bà” được lực lượng an ninh bảo vệ nghiêm ngặt.

"Nếu bị đoàn khác cướp mất 'tướng bà', không những gia đình và cả xã phải chung tiền chuộc lại mà còn coi như bị xui xẻo cả năm", ông Nghiêm Văn Điệp cho biết.

"Nếu bị đoàn khác cướp mất 'tướng bà', không những gia đình và cả xã phải chung tiền chuộc lại mà còn coi như bị xui xẻo cả năm", ông Nghiêm Văn Điệp cho biết.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hồng Phú ([Tên nguồn])
Lễ hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN