Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ

Tuyến đường ven biển Hà Tĩnh có chiều dài 120 km, được đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, vừa được Hà Tĩnh đề xuất chuyển thành quốc lộ để đảm bảo kinh phí quản lý và bảo trì.

Tuyến đường bộ ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (hiện trạng là tuyến đường tỉnh ĐT.547) dài 120km, bắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) đến điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Tuyến đường bộ ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng (hiện trạng là tuyến đường tỉnh ĐT.547) dài 120km, bắt đầu từ cầu Cửa Hội (huyện Nghi Xuân) đến điểm giao với quốc lộ 12C ở cảng Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh).

Toàn tuyến đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm 5 huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Trong hình là đoạn đường qua xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân).

Toàn tuyến đi qua 6 địa phương của Hà Tĩnh, gồm 5 huyện: Nghi Xuân, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh. Trong hình là đoạn đường qua xã Xuân Liên (huyện Nghi Xuân).

Trong 120km của tuyến đường này, 33km trùng với một số đoạn tuyến đã được đầu tư của các dự án tại 3 địa phương (Lộc Hà, Thạch Hà và thị xã Kỳ Anh). 87km còn lại được xây dựng mới qua 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương và một phần ngân sách Hà Tĩnh. Trong hình là đoạn đi qua xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân).

Trong 120km của tuyến đường này, 33km trùng với một số đoạn tuyến đã được đầu tư của các dự án tại 3 địa phương (Lộc Hà, Thạch Hà và thị xã Kỳ Anh). 87km còn lại được xây dựng mới qua 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, chủ yếu từ nguồn ngân sách Trung ương và một phần ngân sách Hà Tĩnh. Trong hình là đoạn đi qua xã Xuân Hội (huyện Nghi Xuân).

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 4

Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7m, bề rộng làn xe thô sơ (gia cố lề) 4m và lề đường đất 1m.

Công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với bề rộng nền đường 12m, bề rộng mặt đường 7m, bề rộng làn xe thô sơ (gia cố lề) 4m và lề đường đất 1m.

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 6

Tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác toàn tuyến vào cuối năm 2022. Trong hình là đoạn giáp ranh giữa hai huyện Nghi Xuân và Lộc Hà.

Tuyến đường hoàn thành, đưa vào sử dụng, khai thác toàn tuyến vào cuối năm 2022. Trong hình là đoạn giáp ranh giữa hai huyện Nghi Xuân và Lộc Hà.

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 8

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 9

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 10

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 11

Tuyến đường ven biển khi sử dụng đã góp phần chia sẻ lưu lượng phương tiện cho Quốc lộ 1 qua các tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên biển và vùng ven biển. Ngoài giải quyết nhu cầu đi lại, giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, công trình còn tạo thuận lợi trong ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh của Hà Tĩnh và các tỉnh lân cận.

Tuyến đường này cũng giúp kết nối vùng kinh tế nam Nghệ An - bắc Hà Tĩnh, nam Hà Tĩnh - bắc Quảng Bình; kết nối cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai của Nghệ An, các cảng biển Xuân Hội, Thạch Kim, cảng Quốc tế Lào - Việt Nam (cảng Vũng Áng) của tỉnh Hà Tĩnh và cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Trong hình, là cầu Cửa Nhượng - điểm nhấn trên tuyến đường ven biển.

Tuyến đường này cũng giúp kết nối vùng kinh tế nam Nghệ An - bắc Hà Tĩnh, nam Hà Tĩnh - bắc Quảng Bình; kết nối cảng Cửa Lò, cảng biển quốc tế Vissai của Nghệ An, các cảng biển Xuân Hội, Thạch Kim, cảng Quốc tế Lào - Việt Nam (cảng Vũng Áng) của tỉnh Hà Tĩnh và cảng Hòn La, tỉnh Quảng Bình. Trong hình, là cầu Cửa Nhượng - điểm nhấn trên tuyến đường ven biển.

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 13

Cầu có tổng chiều dài 1.368m, được thiết kế vĩnh cửu. Dự án có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, khởi công vào năm 2010 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2014.

Cầu có tổng chiều dài 1.368m, được thiết kế vĩnh cửu. Dự án có tổng mức đầu tư gần 500 tỷ đồng, khởi công vào năm 2010 và hoàn thành, đưa vào sử dụng từ năm 2014.

Cầu Cửa Nhượng gồm 3 nhịp chính có kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, đúc hẫng liên tục và 29 nhịp dầm dài 40m, mặt cầu rộng 14m. Cạnh công trình là quần thể Khu du lịch biển Thiên Cầm.

Cầu Cửa Nhượng gồm 3 nhịp chính có kết cấu dầm hộp bê tông cốt thép dự ứng lực, đúc hẫng liên tục và 29 nhịp dầm dài 40m, mặt cầu rộng 14m. Cạnh công trình là quần thể Khu du lịch biển Thiên Cầm.

Tuyến đường ven biển còn chạy qua cánh đồng lúa, đoạn giao giữa huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

Tuyến đường ven biển còn chạy qua cánh đồng lúa, đoạn giao giữa huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh.

Tuyến đường xuyên suốt, uốn lượn ra biển theo hình cánh cung của các dãy núi.

Tuyến đường xuyên suốt, uốn lượn ra biển theo hình cánh cung của các dãy núi.

Một số vị trí khác xuyên qua khu dân cư, chạy dọc biển, tạo nên khung cảnh đẹp mắt.

Một số vị trí khác xuyên qua khu dân cư, chạy dọc biển, tạo nên khung cảnh đẹp mắt.

Trên đoạn tuyến Kỳ Xuân - Kỳ Ninh có nhiều điểm là vách núi cao, có thể xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão nên theo thiết kế, đơn vị thi công xây dựng các tường bê tông chắn dọc vách núi để hạn chế sự cố.

Trên đoạn tuyến Kỳ Xuân - Kỳ Ninh có nhiều điểm là vách núi cao, có thể xảy ra sạt lở vào mùa mưa bão nên theo thiết kế, đơn vị thi công xây dựng các tường bê tông chắn dọc vách núi để hạn chế sự cố.

Đầu tháng 10, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi đến Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam, đề nghị chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh (ĐT.547) thành quốc lộ.

Đầu tháng 10, UBND tỉnh Hà Tĩnh có văn bản gửi đến Bộ Giao thông Vận tải và Cục Đường bộ Việt Nam, đề nghị chuyển tuyến đường ven biển Hà Tĩnh (ĐT.547) thành quốc lộ.

Cận cảnh đường ven biển 2.000 tỷ đề xuất chuyển thành quốc lộ - 21

Lãnh đạo địa phương lý giải do chiều dài tuyến đường lớn, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để duy tu, sửa chữa. Trong khi nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc cân đối, bố trí nguồn lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Một số hạng mục kết cấu hạ tầng giao thông có nguy cơ xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khả năng khai thác và tuổi thọ công trình đường bộ.

Lãnh đạo địa phương lý giải do chiều dài tuyến đường lớn, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nên đòi hỏi nguồn kinh phí lớn để duy tu, sửa chữa. Trong khi nguồn ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên việc cân đối, bố trí nguồn lực còn hạn chế, chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Một số hạng mục kết cấu hạ tầng giao thông có nguy cơ xuống cấp, hư hỏng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, khả năng khai thác và tuổi thọ công trình đường bộ.

Với việc tuyến đường ven biển Hà Tĩnh được chuyển thành quốc lộ sẽ đảm bảo tốt hơn công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường.

Với việc tuyến đường ven biển Hà Tĩnh được chuyển thành quốc lộ sẽ đảm bảo tốt hơn công tác quản lý, bảo trì, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, duy trì khả năng khai thác và tuổi thọ lâu dài của tuyến đường.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phạm Trường ([Tên nguồn])
Công trình giao thông trọng điểm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN