Bọ xít hút máu người: Đánh giá hiểm họa

“Thực tế lan rộng của loài bọ xít hút máu cho thấy cần một nghiên cứu quy mô sâu rộng để tiếp cận, đánh giá kỹ lưỡng những hiểm họa dịch bệnh ra trên phạm vi toàn cầu”, TS. Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật nhận định.

Từ ngày 17 đến ngày 21/6/2013, Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp - IRD, Viện sốt rét - ký sinh y côn trùng trung ương- NIMPE, Viện Sinh thái và tài nguyên môi trường (thuộc Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) phối hợp tổ chức thực hiện hội thảo quốc tế về "Thực trạng và vai trò dịch tễ của bọ xít hút máu tại Việt Nam". 

Các chuyên gia cho biết, bọ xít hút máu là thủ phạm gây ra bệnh kí sinh trùng tại khu vực Mỹ La Tinh. Bệnh dịch này chỉ xuất hiện tại các nước khu vực Mỹ La tinh và các loài côn trùng - bọ xít hút máu mang kí sinh trùng gây bệnh cho người hiện chỉ phân bố tại khu vực này.

Tuy nhiên một trong số loài bọ xít hút máu loài Triatoma rubrofasciata đã và đang  phát tán ra khỏi khu vực này từ nhiều thế kỷ trước và đang âm thầm phát tán trên toàn thế giới. Sự phát tán của chúng qua các phương tiện giao thông đường biển và đường sông và có sự liên quan với vật chủ ưa thích hút máu của chúng là các loài chuột.

Bọ xít hút máu người: Đánh giá hiểm họa - 1

Theo TS. Lam, đối tượng bọ xít hút máu người đốt phần lớn là trẻ em

Sự xuất hiện ồ ạt của loài sinh vật này tại Việt Nam (đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế), và tại Thái Lan, mới đây được phát hiện tại Philippines, tình trạng này không khác gì so với thực tế tại đảo Reunion (Pháp).

Thực tế lan rộng của loài bọ xít hút máu cho thấy một nghiên cứu quy mô sâu rộng phải được thực hiện để tiếp cận, đánh giá kỹ lưỡng những hiểm họa dịch bệnh do loài bọ xít hút máu gây ra trên phạm vi toàn cầu.

Hội thảo là một cơ hội tốt để các chuyên gia đầu ngành về côn trùng trên toàn thế giới ngồi lại với nhau cùng nhìn nhận về hiện trạng sinh trưởng, phát tán lan rộng của loài côn trùng này bằng phân tích cơ sở khoa học của các chuyên gia từ Mỹ La Tinh.

Loài bọ xít hút máu người sống bằng máu người hoặc động vật, khi không có động vật chúng sẽ tìm đến người để hút máu. Chúng không chỉ xuất hiện ở các khu nhà ẩm thấp, tối tăm mà còn xuất hiện cả ở những khu nhà cao tầng, đầy đủ tiện nghi. Một năm bọ xít chỉ cần hút máu từ 1 đến 3 lần là có thể sống sót suốt vòng đời. Thông thường vào tháng 7,8,9 là thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu. Chúng cần thức ăn (máu người hoặc động vật) nên sẽ phát tán vào nhà dân. Đối tượng bọ xít hút máu người phần lớn là trẻ em.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Trịnh Thu ([Tên nguồn])
Phát hiện bọ xít hút máu người Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN