Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu

Để chim đoạt ngôi vương, dành tiền trăm bạc triệu sau mỗi cuộc thi hót, người chơi đã dùng nhiều thủ đoạn, trong đó không ngoại trừ tiêm vào cơ thể chim một loại thuốc kích thích buộc chúng hót đến khi nào kiệt sức chết mới thôi.

PV báo GĐ&XH Cuối tuần đã tìm đến những tụ điểm ở Sài thành, mà những chú chim vô tư ngày ngày phải khàn cổ hót để kiếm tiền cho chủ nhân.

Nghề chơi cũng lắm công phu

Khác xa với những thú chơi “độc” và “lạ” trước đây, giới chơi chim Sài thành giờ đã tìm đến với một kiểu chơi mới là nuôi chim để thi hót. Để chú chim của mình có thể trở thành “đệ nhất” trong mọi cuộc thi, người chơi phải trải qua một quá trình dài chăm sóc, tôi luyện rất tỉ mẩn và bài bản. Nhiều dân chơi lão luyện về chim nhận định, hiện nay thú chơi chim hót người ta chuộng nhất là vành khuyên, bởi tiếng hót líu lo đặc trưng gây ấn tượng mạnh. Muốn có một chú chim khuyên hót hay thật sự, buộc phải có quá trình thuần dưỡng ngay từ lúc chim mới nở. Khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nuôi dưỡng cho tới lúc chim có thể cất tiếng hót được ít nhất cũng phải mất 1 năm, lâu hơn thì có thể 3- 4 năm đối với tiếng hót đạt “đẳng cấp”. Chính vì thế mà ngay từ ban đầu các khâu chọn lựa và chăm sóc chim đều được tính toán rất cặn kẽ.

Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu - 1

Theo anh Quang Hữu Mạnh (45 tuổi, quận Tân Bình), một dân chơi chim kiểng có tiếng tại Sài thành: “Việc chọn lựa và tinh luyện chim được bắt đầu bằng khâu chọn giống, người chơi phải chọn cho mình được những chú chim đực giống tốt. Sau đó chăm sóc và tập luyện chúng theo các thời kỳ phát triển khác nhau. Mỗi thời kỳ sinh trưởng của chim đều phải lưu ý kỹ lưỡng về cách chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng”. Những tiêu chí để có một chú chim hót hay cũng rất khắt khe.

Ông Nguyễn Thắng (56 tuổi, quận 5), một “cao thủ” trong việc tuyển chọn chim cho biết: “Những chú chim được tuyển lựa phải đáp ứng được những yêu cầu như: Mỏ phải mỏng cả trên và dưới, Bởi mỏ mỏng thì sẽ dễ mở miệng ra hót. Mỏ phải đóng sâu vào mặt, càng sâu càng tốt, đóng sâu thì độ mở mỏ chim càng rộng, hơi lấy nhiều hơn. Nếu nhìn thẳng mặt con chim thì mỏ phải có độ mở, độ rộng hay còn là hàm rộng, khi hót tiếng sẽ thanh và lảnh lót hơn. Tiếp đến là hầu phải nở, có nghĩa là nếu nhìn nghiêng thì độ vát từ mỏ xuống ít, không vát nhiều. Mắt chim phải treo cao lên trán, có độ lồi, nếu mắt chim có họa kép thì càng tốt. Cổ không nên chọn cổ dài mà nên chọn cổ vừa và to, bên cạnh đó ức (ngực) chim phải đầy đặn, nở nang, sáng mầu. Lưng chim có độ cong, phần sau phải nở và bản đuôi thì to dày. Nếu chú chim nào đảm bảo được những tiêu chuẩn như vậy có thể nói khi bước vào cuộc thi hót thì ít con nào sánh được.

Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu - 2

Một cuộc thi chim vành khuyên hót tại quận 5, TP.HCM. Ảnh: MP

Những chú chim được dân chơi chăm sóc, nuôi dạy rất công phu và mất nhiều thời gian. Nói về điều này, anh Trương Hồng Minh (30 tuổi, ngụ tại Q3,TP. HCM), một “tín đồ” chơi chim thừa nhận: “Cũng bởi việc nuôi và chăm sóc tỉ mỉ và khó khăn như thế nên việc chọn cho mình một chú chim vừa ý thì rất khó. Thường thì trong một đợt nuôi người chơi phải mua từ chục con trở lên rồi sau đó thuần dưỡng và chọn lựa cho mình một con tốt nhất. Giá của những chú chim này cũng tùy vào nhiều yếu tố, nếu vừa đẹp vừa hót hay thì con chim ấy rất có giá trị. Trung bình mỗi con chim vành khuyên hót được sẽ có giá từ tiền triệu trở lên, trường hợp những chú chim được giải từ những cuộc thi hót thì giá của nó lên tới hàng trăm triệu đồng.

Cũng theo anh Minh thì trong giới dân chơi khó có thể định giá chính xác cho một chú chim cụ thể là bao nhiêu. Bên cạnh đó nếu gặp được chim vành khuyên đột biến thì giá của nó lúc nào cũng cao ngút trên trời. Loài này có tên là “vành khuyên bạch tạng” hết sức quý hiếm theo quan niệm của dân sành chơi. Những loại khác thì có thể dễ dàng tìm được nhưng loại chim vành khuyên bạch tạng thì tỷ lệ 1/1000 mới xuất hiện. Loài chim này ngoài vẻ đẹp bộ lông tuyệt diệu thì tiếng hót líu lo khiến người nghe mê mẫn.

Bên cạnh đó, giới chơi chim còn thể hiện đẳng cấp của mình qua những chiếc lồng “khủng”. Anh Hoàng Minh Tuấn, một chủ cửa hàng chuyên cung cấp các loại lồng cho cho các đại gia chơi khuyên, thì lồng khuyên được chia làm nhiều loại. Có loại sử dụng chất liệu truyền thống là gỗ quý được nhập về từ Trung Quốc có giá không dưới 70 triệu đồng. Hàng cao cấp làm theo các hình ảnh, các tích cổ, chất liệu bằng khung tre, trúc có khảm, hay chất liệu 100% bằng ngà voi, đồi mồi thì giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi chiếc.

Tiếng hót có giá… trăm triệu

Để tham gia vào cuộc thi này, các con chim phải chấp nhận một định mệnh giữa ngôi vương là tồn tại và và thất bại đồng nghĩa với chết. Bởi vậy những chủ nhân phải tìm mọi cách để làm sao cho chú chim của mình cất lên những tiếng hót thanh cao và tuyệt diệu nhất. Song song với số phận nghiệt ngã của những chú chim thì người chơi cũng tìm đủ mọi cách để có thể chiến thắng trong cuộc thi cân não có giá cả… trăm triệu. Những thủ đoạn, mánh khóe của giới dân chơi đã biến những chú chim thành công cụ kiếm tiền bạc bẽo.

Biến chim thành "chiến binh" trăm triệu - 3

Một dân chơi đang chăm sóc những chú vành khuyên của mình

Những cuộc thi chim hót mỗi năm chỉ diễn ra một vài lần nên bất cứ người chơi nào cũng đều muốn mình có mặt trong cuộc thi này. Vì thế trước thềm cuộc thi người sở hữu chim phải chuẩn bị hết sức chu đáo.

Anh Nguyễn Minh Thông (38 tuổi, quận Tân Bình), một tín đồ chơi chim, thì trước ngày thi phải cho chim tự tắm nước và sau đó tắm nắng thật kỹ, chim càng sạch thì tỉ lệ rỉa lông ít hơn, tiếp theo đặt chim vào chỗ yên tĩnh để chúng nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, chuồng phải cọ rửa sạch sẽ và lót thảm, máng đựng thức ăn, nước uống cũng phải tẩy sạch để tạo một không gian thoáng đãng nhất để chim thoải mái cất tiếng hót. Tuy nhiên, khâu quan trọng nhất vẫn là tập dượt cho chim trước ngày chúng đi thi. Anh Thông cũng cho biết, trước ngày đưa chim đi thi thì những người chơi sẽ tập trung tại một điểm và đưa những chú chim tập dượt. Quá trình tập dượt này sẽ được sắp xếp gần giống như vào một cuộc thi để chim làm quen trước.

Xưa nay theo truyền thống, việc thi chim hót mục đích mang đến thú vui, giải trí. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay đã có những biến tướng, những tiếng hót vô tư của loài chim cũng được định lượng để quy ra tiền. Theo ông Nguyễn Thắng, hiện nay thú chơi chim đã bị nhuốm màu vật chất, người chơi thông qua những cuộc thi chim để kiếm tiền là chính. Chiến thắng một cuộc chơi, nhiều khi chủ nhân có thể đổi đời vì lợi nhuận thu được. Bởi từ một con chim bình thường được mua với thấp nhưng nếu đoạt giải ngôi vương trong cuộc thi thì giá của nó lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nói về việc nuôi chim khuyên để thi hót với nhau, một người chơi tên Hải nhận xét: “Nhắc đến trường phái chơi vành khuyên, là nói tới những chú chim thể hiện được đẳng cấp về tiếng hót của mình qua các cuộc thi. Nếu họa mi, gà chọi... cuốn hút người chơi bởi những đòn đánh hiểm độc, mang phong thái của “kẻ võ biền” thì vành khuyên đấu thể hiện đẳng cấp bằng giọng hót khuất phục đồng loại và làm đắm say tâm hồn con người. “Sự nghiệp” của mỗi chú khuyên đấu cũng lắm bậc thăng trầm như đời võ sỹ trên sân. Khi thắng thì thu về tiền trăm lên tiền triệu, vài chục triệu, thậm chí hàng trăm triệu lại được chủ cưng nựng, nhưng khi thất bại thì bị hắt hủi, mang cho người ta cũng không thèm lấy”.

Chính vì mục đích cao nhất là tiền, nên chủ nhân tìm những thủ đoạn để buộc chim hót hết công suất. Theo tìm hiểu của chúng tôi, trước khi bắt đầu tham gia cuộc thi hót, chủ nhân sẽ tiêm vào cơ thể chim một loại thuốc kích thích (dạng như doping trong thể thao của con người) để cho chim hót hết tốc lực...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Mai Phong (Gia đình & Xã hội)
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN