Bài cúng đêm giao thừa cầu tài lộc, bình an, may mắn năm Tân Sửu 2021

Theo phong tục cổ truyền, cúng giao thừa phải làm hai lễ, một lễ cúng trong nhà và một lễ cúng ngoài trời.

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể bỏ qua đối với mỗi gia đình dịp đón năm mới.

Cúng giao thừa là nghi lễ không thể bỏ qua đối với mỗi gia đình dịp đón năm mới.

Theo Sư thầy Thích Vân Phong – Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam), giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, là mốc thời gian giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, thường bắt đầu từ giờ chính Tý (12h đêm 30 tháng Chạp hay gọi là 0h sáng 1 tháng Giêng). Lễ này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với các gia đình để cầu mong sự bình an, may mắn, tài lộc trong năm mới.

Dân gian quan niệm, mỗi một năm có các vị thần Hành binh, Hành khiển, Phán quan cai quản hạ giới khác nhau. Thế nên, lễ giao thừa trong dân gian có thể hiểu như là buổi tiệc để “tống cựu nghinh tân” - tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới đến.

Mâm cỗ cúng đêm giao thừa: Tùy mỗi vùng miền mà cũng có sự khác nhau. Với người miền Bắc, mâm cúng Giao thừa trong nhà gồm: Ngũ quả, vàng mã, hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (bánh tét), bánh dầy, bánh mứt kẹo, mâm cỗ mặn/ cỗ chay đầy đặn, thơm ngon, tinh khiết.

Mâm ngũ quả tượng trưng cho ngũ phúc (Phúc - Lộc - Thọ - Khanh - Ninh), tùy địa phương mà có khác. Mâm cỗ ngọt và chay bày trên bàn thờ gồm: Hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt Tết…

Ở miền Nam, mâm cỗ giao thừa đơn giản hơn với đĩa ngũ quả, hoa vạn thọ, hai cây nến, lư hương, giấy tiền vàng bạc và một trái dừa tươi đã chặt sẵn…

Nếu đầy đủ và đúng thì mâm lễ mặn phải có thủ lợn luộc, gà trống luộc, xôi, bánh chưng, chè, đặc biệt kèm thêm bắp cải thảo… Tất cả được bày lên bàn trang trọng đặt ở trước cửa nhà.

Cúng giao thừa tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới đến. (Ảnh minh họa PLO).

Cúng giao thừa tiễn đưa những vị thần năm cũ đi và nghinh đón những vị thần mới đến. (Ảnh minh họa PLO).

Lễ cúng giao thừa gồm: Lễ cúng giao thừa ngoài trời và Lễ cúng giao thừa trong nhà.

Lễ cúng giao thừa ngoài trời:

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy :

– Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật

– Hoàng Thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn Thần

– Ngài Cựu Niên Sở Vương hành khiển, Biểu Tào phán quan

– Tân niên Ngô Vương hành khiển; Hứa Tào phán quan năm………

– Bản xứ Thổ địa phúc đức chính thần, Ngũ phương long mạch điền chủ tiếp dẫn tài thần.

Nay là phút giao thừa giữa năm Canh Tý và năm Tân Sửu.

Chúng con là…………….., Tuổi:………..

Ngụ tại ………………………………………….

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái, vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều đế khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ chúng con thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn Thần, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Cựu niên Đương cai, Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Ngài Bản cảnh Thành Hoàng, Chư vị Đại Vương, Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa, Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam mô Bồ tát Ma ha tát đại chứng minh.

(Lạy 3 lạy)

Lễ cúng giao thừa trong nhà:

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

- Nam mô Đương Lai Hạ Sinh Di Lặc Tôn Phật

- Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật

- Nam mô Đức Bồ tát Quán Thế Âm cứu nạn cứu khổ chúng sinh

- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương

- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần

- Các cụ tổ tiên nội ngoại chư vị tiên linh

Nay phút Giao thừa năm cũ Canh Tý với năm mới Tân Sửu.

Chúng con là :………...............................…...............................………sinh năm: ………….

Hành canh: ………… tuổi

Ngụ tại số nhà ………, ấp/khu phố …......., xã/phường…….., quận/huyện/thành phố ……, tỉnh/thành phố …………….

Phút Giao thừa vừa điểm, nay theo vận luật, tống cựu nghênh tân, giờ Tý đầu xuân, đón mừng Nguyên đán, tín chủ chúng con thành tâm, tu biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án, cúng dàng Phật- Thánh, dâng hiến tôn Thần, tiến cúng Tổ tiên, đốt nén tâm hương, dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời: Ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, Hỷ Thần, Phúc đức chính Thần, ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các ngài bản gia Táo phủ Thần quân và chư vị Thần linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án, thụ hưởng lễ vật.

Con lại kính mời các cụ tiên linh, Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nội ngoại gia tộc, chư vị hương linh, cúi xin giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước án, chiêm ngưỡng tân xuân, thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ, minh niên khang thái, vạn sự cát tường, bốn mùa được bình an, gia đạo hưng long, thịnh vượng.

Tâm thành cầu nguyện, lễ bạc tiến dâng, cúi xin chứng giám.

Nam mô A-di-đà Phật (3 lần + lạy).  

Nguồn: [Link nguồn]

Giao thừa Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 có tái diễn mưa đá như năm trước?

Một năm trước, những cơn mưa đá bất ngờ trút xuống nhiều nơi ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ khiến nhiều người không...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Triệu Quang ([Tên nguồn])
Mở cửa thấy Tết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN