Bà mẹ chụp ảnh “bóc phốt” cô gái không nhường ghế cho con mình: Coi chừng đi tù

Cho rằng cô gái không nhường ghế trên xe buýt cho con mình, bà mẹ đã chụp ảnh cô gái đăng lên mạng xã hội để “bóc phốt”.

Hình ảnh cô gái bị bà mẹ chụp lại tung lên mạng xã hội để “bóc phốt”. Ảnh chụp màn hình

Hình ảnh cô gái bị bà mẹ chụp lại tung lên mạng xã hội để “bóc phốt”. Ảnh chụp màn hình

Nhường ghế trên xe buýt không phải nghĩa vụ

Mới đây, trên mạng xã hội đang “nóng” vụ việc một bà mẹ chia sẻ câu chuyện con trai của mình không được nhường ghế khi đi xe buýt. Bài viết còn thêm hình ảnh cô gái do bà mẹ chụp lại.

Nguyên văn bà mẹ chia sẻ: “Đây là ảnh mình chụp trên xe buýt đi từ Safari về khách sạn của ở Phú Quốc. Con trai mình là bạn nhỏ mặc áo màu xanh. Cả nhà mình lên xe thì đã hết chỗ, mình có nói bạn nữ áo trắng kia nhường chỗ giúp bé nhà mình, nhưng bạn đó nhất định không nhường. Lúc đầu bạn nữ chưa đeo kính mặt vênh váo lắm, lúc mình chụp thì đeo kính rồi.

Khi bạn nữ nhất định không nhường dù mình đã nói là tài xế có nhắc nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ có bầu hoặc người lớn bế em bé nhưng bạn nữ nhất định không nhường ghế.

Mình đã bảo con trai mình ngồi ké vào, nhưng thật sự trông thằng bé ngồi rất tội. Bạn kia trông xinh đó, nhưng ý thức kém quá.”

Ngay sau khi bài viết “bóc phốt” cô gái của bà mẹ xuất hiện, cộng đồng mạng đã dậy sóng. Thay vì đứng về phe bà mẹ, cộng đồng mạng lại “phán pháo” vì cho rằng, nhường ghế không phải là nghĩa vụ, nhường thì tốt còn không thì cũng không có quyền chụp ảnh người ta rồi đăng lên mạng xã hội như thế.

Facebooker Hùng Phạm bình luận: “Nhường không phải là bổn phận, cũng chẳng phải trách nhiệm của một ai. Ai cũng có cái khổ riêng. Biết đâu bạn nữ đang mệt hay tới tháng? Một bà mẹ thương con nhưng vô trách nhiệm, ích kỉ và mất đạo đức khi đưa hình ảnh người khác lên xỉ vả”.

Faceboker Nguyễn Đình Hiếu chia sẻ: “Mỗi người đều phải trả tiền đi xe bus thì tại sao phải nhường chỗ cho người khác. Nhường chỗ là sự tự nguyện không phải nghĩa vụ”.

Facebooker Dung Nguyen bình luận: “Thay vì tranh cãi, nhờ vả người khác làm ơn nhường chỗ trước mặt con thì hãy dạy con là tự bám vào và đứng. Như thế con bạn sẽ học được cách tự lập và không trông chờ vào người khác, nhất là người dưng. Ra ngoài xã hội khắc nghiệt, chẳng ai có nghĩa vụ với ai cả. Mình trả tiền mua vé, họ cũng phải trả. Chúng ta công bằng như nhau. Nếu người ta nhường cho con, đó là sự lịch sự, tử tế. Nếu người ta không nhường thì chúng ta cũng tự đứng được trên đôi chân mình. Đừng dạy con cho rằng mình là khác biệt để phải được ưu tiên. Đó là điều không tốt cho chính nó mà thôi”.

Coi chừng đi tù vì tội làm nhục người khác

Theo Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, thời gian gần đây, việc tạo dựng văn hóa giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng được sự quan tâm của đông đảo dư luận.

Tuy nhiên, chỗ ngồi ưu tiên không được pháp luật quy định mà do các công ty đường sắt và công ty xe buýt tự đặt ra. Do đó, nó không có tính ràng buộc pháp lý và không trao cho một người nào đó quyền được ngồi ghế ưu tiên hoặc nghĩa vụ từ bỏ ghế ưu tiên.

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)

Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)

Về hành vi ghi hình của bà mẹ khi chưa được sự đồng ý của người khác, theo luật sư Bình là vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định tại Điều 32, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Trường hợp này, người bị xâm phạm có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường.

Bên cạnh đó, người quay phim đăng video về người khác lên mạng xã hội, thì có thể bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, cho hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Nếu việc đăng tải hình ảnh, video gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu như sau:

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nguồn: [Link nguồn]

Đề nghị chặn website chuyên ”bốc phốt” vô căn cứ về Bình Định

Website "8 Quy Nhơn - Cổng thông tin điện tử xứ Nẫu" hoạt động như một trang thông tin điện tử tổng hợp, đăng tải rất nhiều bài viết trên nhiều lĩnh vực về tỉnh...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà Giang - Lê Quân ([Tên nguồn])
Nóng trên mạng xã hội Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN