Áp thấp nhiệt đới đã vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão trong 24 giờ tới

Áp thấp nhiệt đới ngoài khơi Philippines đã đi vào Biển Đông và dự báo sẽ mạnh thành bão trong khoảng 24 giờ tới.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều nay (14/7), áp thấp nhiệt đới đã vượt qua phía Bắc đảo Lu-dông (Philippines) đi vào Biển Đông. Đây là áp thấp nhiệt đới thứ 2 trên khu vực này trong năm 2023.

Hồi 16 giờ cùng ngày, tâm áp thấp nhiệt đới ở trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (39-61km/giờ), giật cấp 9.

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Vị trí và hướng di chuyển tiếp theo của áp thấp nhiệt đới (Ảnh: Trung tâm Dự báo KTTVQG)

Dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với vận tốc 10-15 km/h và có khả năng mạnh lên thành bão, cơn bão số 1 năm 2023.

Đến 16 giờ ngày 15/7, bão số 1 ở trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc), khoảng 860km về phía Đông Đông Nam. Sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10.

Trong 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 10-15 km và tiếp tục mạnh thêm, lên cấp 9, giật cấp 11, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 560km về phía Đông.

Từ 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn tiếp tục mạnh thêm.

Để chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai đề nghị Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các tỉnh, thành phố, các Bộ thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới.

Quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.

Bên cạnh đó, cần sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu. Rà soát các hoạt động trên biển, nuôi trồng thuỷ hải sản để có phương án sẵn sàng ứng phó với ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Nguồn: [Link nguồn]

Biển Đông chuẩn bị đón cơn áp thấp nhiệt đới thứ 2 trong năm 2023

Áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên khu vực biển miền Trung Philippines và sẽ đi vào Biển Đông trong khoảng đêm nay.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảng Anh ([Tên nguồn])
Áp thấp nhiệt đới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN