Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao

Những người có mặt trong nghi lễ cấp sắc không được phép cười, không được tếu táo hay chuyện trai gái, nếu có những trường hợp trên xảy ra sẽ làm hỏng đại sự.

Một trong những nghi thức truyền thống văn hóa quý báu nhất của đồng bào dân tộc Dao ở miền núi phía Bắc là lễ cấp sắc.

Lễ cấp sắc không chỉ có ý nghĩa như báo với tổ tiên rằng những người làm lễ này đã đến tuổi trưởng thành, mà còn là lời cầu nguyện một năm phát lộc, phát tài đầu năm.

Trong những ngày đầu xuân Ất Mùi, PV đã có chuyến ngược miền dẻo cao thôn Thanh Sơn, TT. Việt Quang  (huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) để tận mắt “mục sở thị” nghi lễ đặc biệt này.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 1

Trước khi những đôi cấp sắc được phép bước vào nhà, gia đình sẽ phải chuẩn bị đồ lễ bao gồm thịt và rượu  để cúng mời tổ tiên xuống quy tụ ở một lán nhỏ bên ngoài.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 2
Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 3

Sau khi mời được tổ tiên vào nhà, những thầy cúng bắt đầu làm lễ chữa bệnh giúp tổ tiên.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 4

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 5
Những hồn ma sẽ bị thu phục và giam giữ ở con thuyền đã được làm sẵn và tiễn về địa ngục.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 6
Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 7

Một trong những vật dụng được cho là vô giá đối với đồng bào người Dao chính là tranh thờ, trong nghi lễ 5 bức tranh thờ được treo xung quanh nhà  là biểu tượng của sức mạnh.    

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 8
Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 9

Sau khi cúng xong lễ bên ngoài, người thầy cúng đó sẽ có một mâm cơm tại nơi cúng và không được phép bước vào nhà cho đến khi ra về để tránh vận rủi có thể mang đến cho gia chủ.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 10

Lễ cấp sắc không chỉ là nghi lễ trưởng thành, mà còn có cả lời thề vợ chồng chung thủy nếu như cấp sắc theo đôi, những đôi vợ chồng được ghi tên trong giấy vàng và được đóng dấu âm để báo với trời đất rằng họ sẽ ở bên nhau vĩnh viễn trong kiếp luân hồi. Đó là một phần đặc biệt ở nghi lễ này, cũng như thể hiện sự chung thủy của hai giới.

Ông Phàn Chòi Phú (người được làm lễ cấp sắc) cho biết, ông đã phải chuẩn bị từ vài năm nay cho nghi thức này. Theo ông Phú, tổ chức một nghi lễ cấp sắc không khác gì làm một đám cưới, thậm chí còn tốn kém hơn nhiều, tuy nhiên sau khi tổ chức xong nghi lễ thì ông có thể sẽ làm được thầy cúng danh tiếng hơn hiện tại.

Theo những già làng người Dao, lễ cấp sắc thường được tổ chức vào đầu năm, bắt buộc trong 3 ngày làm lễ những người được cấp sắc phải ăn chay, đối tượng có thể là những thanh niên trên 18 tuổi hoặc  tổ chức theo từng đôi vợ chồng lẻ (ý là kiêng không tổ chức số chẵn).  Đối tượng được cấp sắc bao gồm cả nam và nữ.

Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 11
Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 12
Ăn chay, cấm kỵ cười đùa trong lễ cấp sắc của người Dao - 13

Trong nghi lễ cấp sắc, phần quan trọng nhất là đốt đèn, phần này khẳng định với tổ tiên rằng những cặp nam nữ được cấp sắc đã trưởng thành và những ngọn đèn đó sẽ mang lại ánh sáng  tốt đẹp cho tương lai họ về sau này.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Phàn Giào Họ ([Tên nguồn])
Tết Nguyên đán 2016 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN