7 gương mặt lãnh đạo cao nhất Trung Quốc
Tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cùng 6 ủy viên khác trong Thường vụ Bộ chính trị khóa 18 đã gặp gỡ báo chí tại Bắc Kinh.
7 ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc khóa mới được bầu gồm 2 ủy viên khóa cũ: ông Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. 5 người còn lại là những gương mặt mới: Trương Đức Giang, Du Chính Thanh, Lưu Vân Sơn, Vương Kỳ Sơn và Trương Cao Lệ.
7 ủy viên Ban Thường vụ Bộ chính trị khóa 18 gặp gỡ báo chí tại Bắc Kinh. Ảnh: THX
Tập Cận Bình: Dòng dõi chính trị
"Ấn tượng chung về Tập Cận Bình, đó là một người rất thận trọng”, Cao Trí Khai, một nhà bình luận chính trị tại Bắc Kinh nói. “Trước công chúng, ông ấy rất thận trọng, không phải là người dễ thể hiện cảm xúc, ít nhất là trước công chúng”.
Phó Chủ tịch Trung Quốc có một “dòng dõi” chính trị. Cha ông từng đảm nhận vị trí phó thủ tướng và phó chủ tịch quốc hội.
Năm 1975, ông theo học Đại học Thanh Hoa, và có bằng kỹ sư hóa chất, luật sư. Ông từng phục vụ trong quân đội, nhưng chỉ một thời gian ngắn. Với nền tảng chính trị và giáo dục, ông là người đúng như cách gọi của Trung Quốc là “hữu hồng hữu chuyên”.
Giống như những nhà lãnh đạo Trung Quốc khác cùng thế hệ, ông Tập có hơn một thập niên đảm nhiệm cương vị lãnh đạo đảng ở địa phương. Ông thúc đẩy cải tổ thị trường và hướng tới việc thành lập đặc khu kinh tế tại Phúc Kiến. Năm 2002, ông được bổ nhiệm làm Bí thư Tỉnh ủy Chiết Giang, sau đó tháng 9/2006, ông được điều tới Thượng Hải thay thế Trần Lương Vũ, Bí thư Thành ủy bị sa thải vì bê bối quỹ an sinh.
Tháng 10/2007, ông được bầu vào Thường vụ Bộ Chính trị gồm 9 thành viên.
Lý Khắc Cường: Nói tiếng Anh trôi chảy
Ông luôn khá bình dị và khiêm tốn. Ông Lý Khắc Cường là vị lãnh đạo cấp cao đầu tiên của Trung Quốc có bằng tiến sĩ kinh tế học và bằng thạc sĩ ngành luật. Những thế hệ lãnh đạo trước đây thường có con đường học vấn nghiêng về các ngành kỹ thuật.
Ông được chọn là phó bí thư tỉnh ủy Hà Nam năm 1998 và trở thành bí thư tỉnh ủy Liêu Ninh năm 2004. Ông là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Trung Quốc khi được giao nhiệm vụ dẫn dắt tỉnh Hà Nam. Ông được biết tới với sự thành công trong thúc đẩy kinh tế Hà Nam, sau đó gây ấn tượng lớn với lãnh đạo cũng như người dân Trung Quốc bằng các nỗ lực đem lại sức sống mới cho Liêu Ninh.
Phó thủ tướng Trung Quốc là một trong số ít các nhà lãnh đạo nước này có thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Vương Kỳ Sơn: Người được so sánh với Chu Dung Cơ
Ông thường được so sánh với cựu thủ tướng Chu Dung Cơ. Cả hai người đều năng động và sẵn sàng thay đổi. Cả hai đều được gọi bằng danh hiệu "trưởng đội cứu hỏa" vì khả năng đối phó khủng hoảng.
Sinh ra tại Thanh Đảo, Sơn Đông, ông học sử tại Đại học Tây Bắc và làm công tác nghiên cứu một thời gian. Ông Vương gia nhập đảng Cộng sản khá muộn, ở tuổi 35, và làm việc trong ngân hàng trước khi trở thành thị trưởng Bắc Kinh năm 2004.
Ông nhậm chức đúng lúc bệnh SARS đang hoành hành, và được ca ngợi đã giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả, thực hiện kiểm dịch chặt chẽ và hợp tác với Tổ chức Y tế Thế giới chứ không che giấu dịch bệnh.
Trương Đức Giang: Chuyên gia về Triều Tiên
Vị trí này đã tái khẳng định uy tín của ông trong giải quyết khủng hoảng. Tại đại hội đảng bộ thành phố Trùng Khánh diễn ra trước khi Trung Quốc chứng kiến sự thay đổi lãnh đạo lớn, ông tuyên bố cần “kiên quyết duy trì nguyên tắc tất cả đều bình đẳng trước pháp luật và không để cho một người nào, một nhóm nào đặt mình lên trên luật pháp. Quan chức lãnh đạo đặc biệt phải là hình mẫu tuân theo pháp luật”.
Ông Trương là chuyên gia về Triều Tiên. Cha ông là thiếu tướng quân đội. Ông làm bí thư tỉnh ủy Quảng Đông từ 2002-2007. Ông được bổ nhiệm chức phó thủ tướng năm 2008, chuyên trách năng lượng, viễn thông và giao thông.
Du Chính Thanh: Bí thư Thượng Hải
Sau đó ông làm phó thị trưởng, thị trưởng rồi bí thư thành phố Thanh Đảo.
Ông từng cảnh báo về mâu thuẫn giữa phát triển thành thị và môi trường. Ông nói: "Tồn tại thế nào là vấn đề lớn của Trung Quốc. Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu kinh tế, nhưng cũng còn nhiều vấn đề như khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng và quan hệ người với người ngày càng căng thẳng".
Trương Cao Lệ: Nói ít làm nhiều
Trong những năm sau khi tốt nghiệp, ông công tác trong ngành dầu khí, rồi trở thành quan chức ở tỉnh Quảng Đông vào giữa thập kỷ 1980. Năm 1998, ông được bầu làm bí thư thành phố Thâm Quyến.
Khi còn ở Thiên Tân, ông Trương Cao Lệ khá kín tiếng. Phương châm của ông là "nói ít, làm nhiều" và khi được hỏi về thành tựu của mình ở Thiên Tân, ông cho biết ông chỉ đơn giản tuân theo "triển vọng phát triển khoa học" mà chủ tịch Hồ Cẩm Đào đưa ra.
Lưu Vân Sơn: Cựu phóng viên THX
Ông hoạt động tại Nội Mông gần 30 năm từ năm 1968.
Sau đó, ông làm phóng viên cho Tân Hoa Xã, làm công tác đối ngoại trước khi trở thành phó bí thư chi bộ.
Sinh ra tại Hãn Châu, Sơn Tây, ông Lưu Vân Sơn vào Đảng năm 1971 và tốt nghiệp trường Đảng.