6 cây cầu "huyết mạch" bắc qua sông Hồng nhìn từ flycam

Sự kiện: Nhịp sống 24h

Cầu Thăng Long, Nhật Tân, Long Biên, Chương Dương, Vĩnh Tuy và Thanh Trì là 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng tại khu vực của trung tâm Hà Nội. Những cây cầu này có vai trò rất lớn trong việc kết nối giao thông hai bên bờ và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Được khởi công vào ngày 26/11/1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985, Thăng Long là một trong những cây cầu có thời gian thi công dài nhất ở Việt Nam.

Được khởi công vào ngày 26/11/1974 và khánh thành vào ngày 9/5/1985, Thăng Long là một trong những cây cầu có thời gian thi công dài nhất ở Việt Nam.

 Cầu được xây dựng với nhịp chính vượt sông: dài 1.680 m gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành 5 liên dầm liên tục mỗi liên có độ dài 336m.

 Cầu được xây dựng với nhịp chính vượt sông: dài 1.680 m gồm 15 nhịp giàn thép, tạo thành 5 liên dầm liên tục mỗi liên có độ dài 336m.

 Cầu gồm 2 tầng: cầu đường sắt và xe thô sơ ở tầng dưới và cầu đường ô tô nằm ở tầng trên.

 Cầu gồm 2 tầng: cầu đường sắt và xe thô sơ ở tầng dưới và cầu đường ô tô nằm ở tầng trên.

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Hà Nội, Công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô

Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Hà Nội, Công trình thế kỷ của tình hữu nghị Việt - Xô

Được khởi công năm 2009, dự án cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội

Được khởi công năm 2009, dự án cầu Nhật Tân là một trong những công trình giao thông trọng điểm của thủ đô Hà Nội

 Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng với tổng chiều dài 8.930m bao gồm: phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp).

 Dự án cầu Nhật Tân và đường hai đầu cầu có tổng mức đầu tư hơn 13.626 tỉ đồng với tổng chiều dài 8.930m bao gồm: phần cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 3.755 m với bề rộng mặt cầu 33,2m (6 làn xe chính và 2 làn dừng khẩn cấp).

Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới. Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu.

Kết cấu của cây cầu thuộc loại hiện đại của thế giới. Cây cầu có 5 trụ tháp chính kết nối các nhịp dây văng nâng đỡ toàn bộ phần chính của cây cầu.

 Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội.

 Đây là cây cầu thép dây văng lớn nhất Việt Nam, được coi như một biểu tượng mới của Hà Nội.

6 cây cầu "huyết mạch" bắc qua sông Hồng nhìn từ flycam - 9

Được xây dựng vào năm 1899, khánh thành vào ngày 28/02/1902, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Được xây dựng vào năm 1899, khánh thành vào ngày 28/02/1902, cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, nối liền quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Cầu có tổng chiều dài 2.290m qua sông và 896m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.

Cầu có tổng chiều dài 2.290m qua sông và 896m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40m. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa. Hai bên là đường dành cho xe cơ giới và đường đi bộ.

Cầu Long Biên là biểu tượng văn hóa  đặc trưng và chứng tích lịch sử gắn với bao câu chuyện xúc động của người dân Thủ đô Hà Nội.

Cầu Long Biên là biểu tượng văn hóa  đặc trưng và chứng tích lịch sử gắn với bao câu chuyện xúc động của người dân Thủ đô Hà Nội.

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Cầu Chương Dương bắc qua sông Hồng, trên quốc lộ 1A tại km170+200, địa phận Hà Nội, nối trung tâm quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên.

Cầu Chương Dương là cây cầu đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam tự thiết kế và thi công và hoàn thành vào năm 1985 phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và kết nối nội thành Hà Nội với các quận huyện phía Bắc sông Hồng.

Cầu Chương Dương là cây cầu đầu tiên do các kỹ sư Việt Nam tự thiết kế và thi công và hoàn thành vào năm 1985 phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và kết nối nội thành Hà Nội với các quận huyện phía Bắc sông Hồng.

 Cây cầu có chiều dài 1.230m, gồm 21 nhịp, trong đó 11 nhịp thép, 10 nhịp bê tông. Cầu chia làm 4 làn xe chạy 2 chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.

 Cây cầu có chiều dài 1.230m, gồm 21 nhịp, trong đó 11 nhịp thép, 10 nhịp bê tông. Cầu chia làm 4 làn xe chạy 2 chiều, ở giữa có phần cánh gà mỗi bên rộng 5m, phía ngoài cùng có làn đường dành cho xe máy rộng 1,5m.

 Cầu Vĩnh Tuy có chiều dài dài 5.800m, phần vượt sông dài 3.700m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19m.

 Cầu Vĩnh Tuy có chiều dài dài 5.800m, phần vượt sông dài 3.700m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19m.

 Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

 Đây là một trong những công trình giao thông trọng điểm chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Cầu Vĩnh Tuy có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn giao thông nội đô, góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 2 của thành phố.

Cầu Vĩnh Tuy có vai trò rất lớn trong việc giải quyết những khó khăn giao thông nội đô, góp phần hoàn chỉnh tuyến đường Vành đai 2 của thành phố.

9/1/2021 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công xây dựng, có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe).

9/1/2021 dự án xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được khởi công xây dựng, có tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4 km, mặt cắt ngang 19,25 m (4 làn xe).

 Cầu Thanh Trì được xây dựng từ năm 2002 và hoàn thành năm 2007, Với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, phần cầu chính dài 3.084m, rộng 33,1m, chia làm 6 làn xe chạy.

 Cầu Thanh Trì được xây dựng từ năm 2002 và hoàn thành năm 2007, Với tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng, phần cầu chính dài 3.084m, rộng 33,1m, chia làm 6 làn xe chạy.

 Là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

 Là một trong những cây cầu bê tông cốt thép dự ứng lực dài và rộng nhất Việt Nam, đồng thời cũng là công trình cầu được thi công với nhiều ứng dụng công nghệ mới.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 6 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân.

Cầu Thanh Trì là cây cầu lớn nhất trong dự án 6 cây cầu của Hà Nội bắc qua sông Hồng, nối quận Hoàng Mai với quận Long Biên, bắt đầu từ điểm cắt quốc lộ 1A tại Pháp Vân.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Hoàn Như ([Tên nguồn])
Nhịp sống 24h Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN