40 năm cờ Mỹ vẫn tung bay trên Mặt trăng

Sau khi phân tích những hình ảnh mới nhất do tàu thăm dò LRO ghi lại, các nhà khoa học của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) lá cờ của Mỹ vẫn tung bay trên Mặt trăng sau hơn 40 năm.

Trong sứ mệnh thám hiểm Mặt trăng bằng tàu vũ trụ Apollo vào những năm 1960, 6 phi hành gia của NASA đã cắm 6 là cờ tại địa điểm và họ hạ cánh trên Mặt trăng. Phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng các lá cờ khó tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt trên Mặt trăng.

“Phần lớn các chuyên gia đều nghĩ rằng những lá cờ do các phi hành gia Apollo cắm trên Mặt trăng khó tồn tại sau 42 năm trong điều khiện nhiệt độ khắc nghiệt 116 độ C vào thời gian ban ngày và giảm xuống -137 độ C vào ban đêm cùng với ánh sáng cực tím và phóng xạ”, tiến sĩ James Fincannon, thuộc trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA, cho biết.

40 năm cờ Mỹ vẫn tung bay trên Mặt trăng - 1

Bức ảnh về địa điểm hạ cánh của tàu vũ trụ Apollo trên Mặt trăng do tàu thăm dò LRO chụp được

Tuy nhiên, các phi hành gia của NASA cho rằng những lá cờ này có khả năng vẫn tồn tại và tung bay cho đến ngày nay. Mới đây, các nhà khoa học của NASA đã tiến hành nghiên cứu những bức ảnh do tàu thăm dò LRO chụp được về vị trí hạ cánh của các tàu vũ trụ Apollo hạ cánh trên Mặt trăng trước đây để xác định liệu những lá cờ có còn tồi tại sau hơn 40 năm.

Kết quả, các nhà khoa học đã phát hiện bóng của các lá cờ tại vị trí tàu vũ trụ Apollo hạ cánh trước đây. Mặc dù vậy, đây chưa được coi là bằng chứng rõ ràng về sự tồn lại của các lá cờ Mỹ trên Mặt trăng.

“Cá nhân tôi cảm thấy rất ngạc nhiên khi phát hiện thấy rằng những lá cờ được cắm trên Mặt trăng cách đây hơn 40 năm vẫn có thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ biến động bất thường và ánh sáng tia cực tím”, tiến sĩ Mark Robinson, người đứng đầu, nghiên cứu, cho biết.

Tàu thăm dò LRO được phóng lên quỹ đạo Mặt trăng vào tháng 6/2009 và lần đầu tiên chụp ảnh được địa điểm hạ cánh của tàu vũ trụ Apollo vào tháng 7 cùng năm. Tàu thăm dò này sẽ hoạt động ít nhất tới tháng 9/2012.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Huy Phong (Theo Space) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN