Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa đơn giản từ chuyên gia

Trĩ là căn bệnh rất phổ biến và gây nhiều phiền toái cho người bệnh. Dấu hiệu bệnh trĩ rất dễ nhận biết, nhưng để điều trị một cách triệt để lại không đơn giản. Bài viết sau sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và có cách chữa nhanh chóng, hiệu quả.

Bệnh trĩ là gì? Đâu là đối tượng dễ mắc bệnh?

Bệnh trĩ (lòi dom) xuất hiện ở hậu môn với 2 dạng chủ yếu là trĩ nội và trĩ ngoại. Khi bị cả 2 cùng lúc, người ta gọi là trĩ hỗn hợp. Đây là căn bệnh mà hơn 50% dân số mắc phải. Trong đó, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, trẻ em là những đối tượng hay bị trĩ hơn cả.

- Bệnh trĩ ở trẻ em: xuất hiện do trẻ bị táo bón, ít vận động…

- Bệnh trĩ khi mang thai: hình thành do bào thai tạo áp lực lên các thành tĩnh mạch

- Bệnh trĩ sau sinh: do quá trình rặn đẻ hoặc kiêng cữ không cẩn thận nên bị sa búi trĩ

Dấu hiệu bệnh trĩ điển hình và các cấp độ bệnh

Bệnh trĩ có những biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết. Nếu như có những triệu chứng sau thì nguy cơ cao là bạn đã mắc phải bệnh trĩ.

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa đơn giản từ chuyên gia - 1

Các cấp độ bệnh trĩ nội

Trĩ nội được chia ra làm 4 cấp độ:

- Độ 1: Búi trĩ hình thành, chưa sa ra ngoài.

- Độ 2: Búi trĩ lớn hơn, hơi sa xuống nhưng có thể tự co lại.

- Độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự ấn vào.

- Độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn và không thể ấn vào

Phân loại 1 số dạng bệnh trĩ ngoại

Trĩ ngoại không được chia thành độ 1, độ 2... như trĩ nội mà nó thường được gọi theo đặc điểm của búi trĩ:

- Trĩ ngoại huyết khối: khối máu hình thành dưới niêm mạc hậu môn

- Trĩ ngoại tắc mạch: 1 biến chứng khi búi trĩ quá lớn và có những cục máu đông bên trong

Lý giải nguyên nhân bệnh trĩ

Bệnh xảy ra do sự ứ trệ khí huyết tại tĩnh mạch vùng hậu môn. Khi tĩnh mạch gặp phải áp lực đè nén, máu khi qua đây không thể lưu thông hết, lâu ngày làm giãn phồng thành tĩnh mạch, tạo ra búi trĩ.

Có rất nhiều yếu tố khách quan gây ra tình trạng này:

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa đơn giản từ chuyên gia - 2

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Có lây không?

Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, BV YHCT TW cho biết: Bệnh trĩ không lây từ người này sang người khác. Giai đoạn đầu, bệnh không gây ra vấn đề nghiêm trọng, nhưng nếu không điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp biến chứng nguy hiểm:

- Sa nghẹt, tắc mạch búi trĩ

- Viêm nhiễm, hoại tử

- Thiếu máu, nhiễm trùng máu

- Ung thư trực tràng (nguy hiểm nhất)

Cần tìm ngay cách điều trị để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp nào hiệu quả?

Có nhiều cách điều trị bệnh trĩ:

Chữa bệnh trĩ tại nhà bằng mẹo dân gian

Rất nhiều người bệnh trĩ truyền tai nhau những cách chữa bệnh trĩ từ dân gian như:

- Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá: ăn trực tiếp hoặc xay lấy nước uống

- Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không: xông nước lá trầu, sau đó lấy bã lá đắp lên búi trĩ.

Tuy nhiên cần lưu ý, những mẹo này không phải là phương pháp đặc trị mà chỉ có tính chất hỗ trợ, giúp người bệnh dễ chịu hơn phần nào.

Cắt trĩ

Đây là biện pháp giúp loại bỏ búi trĩ nhanh. Vậy nhưng người bệnh cũng cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi quyết định mổ trĩ. Nếu chưa gặp phải biến chứng nghiêm trọng thì không thực sự cần phải tìm đến biện pháp này.

Bởi cắt trĩ ngoài gây đau đớn, người bệnh cũng dễ gặp phải các biến chứng như chảy máu, nhiễm trùng, đại tiện mất tự chủ...

Cắt trĩ không phải là phương pháp tối ưu

Cắt trĩ không phải là phương pháp tối ưu

Thuốc chữa bệnh trĩ

Hiện nay có 2 loại là thuốc Tây y và thuốc Đông y. Một số loại thuốc Tây được dùng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ có thể kể đến là:

- Thuốc co mạch: Gồm các hoạt chất như ephedrine, phenylephrine,...

- Thuốc kháng sinh, giảm viêm: Nhóm penicillin, cephalosporin…

- Thuốc giảm đau: Với các hoạt chất paracetamol, aspirin

- Thuốc bôi hoặc đặt hậu môn: Thường chứa hoạt chất corticoid, tannic acid, giúp giảm đau viêm; neomycin, phenylmercuric nitrate... giúp sát trùng...

Tuy nhiên, theo khuyến cáo của chuyên gia, người bệnh cần phải có chỉ định của bác sĩ thì mới được sử dụng các loại thuốc này để tránh gặp tác dụng phụ.

Bên cạnh thuốc Tây y, nhiều người lựa chọn dùng thuốc Đông y. Vì thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên nên loại thuốc này đặc biệt lành tính. Thời gian điều trị bệnh trĩ bằng thuốc Đông y sẽ lâu hơn nhưng phương pháp này lại cho hiệu quả lâu dài và bền vững, dù dừng thuốc thì bệnh cũng không tái phát.

Bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa đơn giản từ chuyên gia - 4

Năm 2014, đơn vị đi đầu về YHCT ở nước ta - Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu, thử nghiệm và công bố một giải pháp hỗ trợ chữa bệnh trĩ được bào chế từ hơn 30 vị thuốc Đông y quý giá.

Bài thuốc nam có nhiều thành phần quý như: đương quy, tam thất, nghệ vàng, ngư tinh thảo, hoàng liên… giúp cầm máu, giảm đau, kháng khuẩn, co búi trĩ. Sự kết hợp giữa liệu trình uống và ngâm trong giải pháp chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc đã đem lại hiệu quả bất ngờ cho các chuyên gia và bệnh nhân mắc trĩ.

Để tìm hiểu thêm về giải pháp này, vui lòng liên hệ tới Trung tâm Thuốc dân tộc để được giải đáp và tư vấn chi tiết. Thông tin liên hệ:

- CS Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – (024) 7109 7799 | 0962 448 569

- CS Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – (028) 7109 3399 | 096 1825 886

- CS Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – (0203) 657 0128 | 0972 606 773

Website: www.thuocdantoc.org

Fanpage: Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Thuốc Dân Tộc

Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc chữa trĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không, giá bao nhiêu?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN