Vụ bức tranh binh sĩ Úc kề dao vào cổ em bé: Mỹ chính thức lên tiếng nhằm vào TQ

Mỹ tỏ ra không hài lòng khi Trung Quốc không xin lỗi Úc vì đăng “ảnh giả” về một lính đặc nhiệm đang kề dao dính máu vào cổ một em bé Afghanistan. Mỹ cho rằng Trung Quốc hành động “đáng thất vọng”.

Mỹ chỉ trích Trung Quốc vì đăng “ảnh giả” (ảnh: RT)

Mỹ chỉ trích Trung Quốc vì đăng “ảnh giả” (ảnh: RT)

“Hình ảnh giả mạo về một lính đặc nhiệm Úc kề dao vào cổ em bé là cuộc tấn công mới nhất của Trung Quốc nhằm vào Úc. Bắc Kinh thường xuyên sử dụng những thông tin sai lệch, không được kiểm chứng để phục vụ chính sách ngoại giao cưỡng ép”, Cale Brown – phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ – phát biểu.

“Trung Quốc đạo đức giả với tất cả. Điều đó đã quá rõ ràng. Trung Quốc chỉ trích các nước khác trong khi che đậy các hành vi vi phạm quyền con người”, phát ngôn viên Cale Brown cáo buộc.

Những tranh cãi bắt đầu từ hôm 30.11, khi Triệu Lập Kiên – quan chức ngoại giao Trung Quốc – đăng lên Twitter bức tranh mô tả cảnh một lính đặc nhiệm Úc kề dao vào cổ em bé người Afghanistan tay ôm cừu.

Bức tranh nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội. Thủ tướng Úc Scott Morrison yêu cầu Trung Quốc phải xin lỗi Úc vì đăng “ảnh giả”. Bắc Kinh từ chối xin lỗi và cho rằng, “bức tranh minh họa” không phải “ảnh giả” vì “dựa trên sự thật”.

Trung Quốc cũng cáo buộc Úc “đạo đức giả” và nên “tự thấy xấu hổ”.

Đại sứ quán Trung Quốc ở Úc cho rằng, các chính trị gia Úc đang “phản ứng một cách thái quá” về một “tác phẩm nghệ thuật”.

Hôm 1.12, ông Morrison lên mạng xã hội WeChat của Trung Quốc để chỉ trích về “hình ảnh sai lệch”. Ông Morrison cũng dành một số “lời có cánh” về những đóng góp của người gốc Hoa ở xứ sở chuột túi.

Úc đang mở cuộc điều tra hình sự với những binh sĩ phạm tội ở Afghanistan (ảnh: ABC News)

Úc đang mở cuộc điều tra hình sự với những binh sĩ phạm tội ở Afghanistan (ảnh: ABC News)

“Chúng tôi ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của các thế hệ người di cư Trung Quốc đối với Úc. Những người di cư từ Trung Quốc đã đến Úc trong hơn hai trăm năm và bổ sung nguồn lực vô cùng to lớn cho Úc”, ông Morrison viết và khẳng định nước này đang mở cuộc điều tra hình sự đối với một số binh sĩ một cách minh bạch.

Thông điệp của ông Morrison thu hút gần 60.000 người đọc. Tuy nhiên, đến ngày 2.12, WeChat bất ngờ chặn xem bài viết của Thủ tướng Úc mà không giải thích rõ lý do.

“Bài viết xuyên tạc sự thật, gây nhầm lẫn và phẫn nộ cho công chúng”, WeChat viết khi chặn bài đăng của ông Morrison.

Thủ tướng Morrison cũng yêu cầu Twitter gỡ bức ảnh gây tranh cãi. Tuy nhiên, Twitter chỉ ẩn bức ảnh dưới nhãn cảnh báo bài đăng "có thể chứa nội dung nhạy cảm".

Nguồn: [Link nguồn]

Ảnh binh sĩ Úc kề dao vào cổ em bé là thật hay giả: TQ giải thích khó hiểu?

Hôm 1.12, Trung Quốc chính thức đưa ra giải thích về tính xác thực của bức ảnh lính đặc nhiệm Úc đang cầm dao kề vào...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT, SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN