Việt Nam nói về tin Trung Quốc điều oanh tạc cơ H-6J ra Hoàng Sa

Một bức ảnh được đưa lên mạng gần đây cho thấy Trung Quốc có thể đã điều ít nhất một máy bay ném bom H-6J ra đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam tuyên bố việc các bên đưa các loại vũ khí và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phức tạp tình hình biển Đông.

Hình ảnh chiếc H-6J cùng phi hành đoàn được cho là đã đáp xuống đảo Phú Lâm vào đầu tháng 8. (Ảnh: Drive)

Hình ảnh chiếc H-6J cùng phi hành đoàn được cho là đã đáp xuống đảo Phú Lâm vào đầu tháng 8. (Ảnh: Drive)

Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 20/8, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm về thông tin Trung Quốc có vẻ đã điều oanh tạc cơ H-6J đến đảo Phú Lâm vào đầu tháng 8, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tuyên bố:

“Chúng tôi đã nhiều lần khẳng định hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với Trường Sa và Hoàng Sa phù hợp với luật pháp quốc tế”.

“Việc các bên đưa các loại vũ khí và máy bay chiến đấu ra Hoàng Sa không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam mà còn làm phức tạp tình hình biển Đông. Chúng tôi kêu gọi các bên có đống góp có trách nhiệm vào việc duy trì hoà bình, ổn định và an ninh trên biển Đông”, bà Hằng nói.

Một bản tin của trang Drive hôm 12/8 nói rằng động thái điều máy bay H-6J được đề cập đầu tiên trên một trang blog hàng không quân sự Trung Quốc, trong đó nói rằng hoạt động này diễn ra vào tháng 8/2020. Một bức ảnh sau đó được đưa lên mạng cho thấy phi hành đoàn đang đứng bên chiếc H-6J sau khi máy bay vừa đáp xuống đảo Phú Lâm. 

Chưa rõ đó là chiếc H-6J duy nhất đáp xuống đảo Phú Lâm hay thuộc một nhóm máy bay ném bom được điều ra đó. 

Drive đánh giá rằng bất kể là gì, việc đưa H-6J ra đảo Phú Lâm là một diễn biến đáng kể, là dấu hiệu cho thấy hoạt động này sẽ diễn ra thường xuyên hơn trong tương lai. Bước đi này có thể là một phần của chiến lược chống tiếp cận mà Trung Quốc áp dụng trên biển Đông. Sức mạnh trên không kết hợp với hệ thống tên lửa phòng không và chống hạm từ nhiều tiền đồn trên đảo sẽ giúp Trung Quốc hạn chế khả năng hoạt động tự do ở khu vực này của các lực lượng khác, đặc biệt là Mỹ.

Nguồn: [Link nguồn]

16.700 tàu cá Trung Quốc được cởi trói, sắp tràn xuống biển Đông

Khi lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở biển Đông kéo dài 3 tháng rưỡi vào mùa hè kết thúc hôm 16-8, khoảng 16.700...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang ([Tên nguồn])
Tin tức Biển Đông Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN