Vì sao Tử Cấm Thành suốt 600 năm không hề mối mọt, chịu được hơn 200 trận động đất?

Tử Cấm Thành hay Cố Cung nằm ở khu Đông Thành thuộc Bắc Kinh, Trung Quốc. Đây là nơi ở của Hoàng tộc từ triều đại giữa nhà Minh tới cuối nhà Thanh. Với diện tích 720.000m2 gồm 800 cung và 9999 phòng, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và công nhận là Di sản Thế giới năm 1987.

Tử Cấm Thành tổng diện tích 720.000 mét vuông

Tử Cấm Thành tổng diện tích 720.000 mét vuông

Từ năm 1420 tới năm 1911, đây là trung tâm quyền lực của các triều đình Trung Quốc. Ngoài các gian phòng và cung điện dùng làm nơi bàn việc chính sự, Tử Cấm Thành còn là nơi ăn ở cho các Hoàng đế Trung Quốc và chốn hậu cung. Tổng cộng có 24 vị Hoàng đế từng ở đây, 14 Hoàng đế thuộc triều nhà Minh và 10 Hoàng đế còn lại dưới thời nhà Thanh.

Quá trình xây dựng Tử Cấm Thành mất 14 năm, huy động tới hơn một triệu nhân công. Vật liệu được sử dụng bao gồm gỗ quý từ các khu rừng phía Tây Nam Trung Quốc và đá cẩm thạch lớn từ các mỏ đá gần Bắc Kinh.

Các kiến trúc sư trưởng của công trình gồm Nguyễn An (?-1453) - người Việt Nam - cùng với Thái Tín, Trần Khuê, Ngô Trung và Trương Tư Cung thiết kế, giám sát thi công.

Nhiều người không khỏi thắc mắc, tại sao Tử Cấm Thành được xây dựng bằng gỗ song lại có thể "đứng vững" suốt 600 năm mà không bị mối mọt.

Theo các chuyên gia, không phải những thân gỗ ở Tử Cấm Thành không bao giờ mục nát, mà là không dễ dàng mục nát vì chất lượng của nó. Các loại gỗ được sử dụng hầu hết đều là gỗ trinh nam, linh sam và gỗ bách - những loại gỗ quý có chất lượng rất cao.

‏Trong đó, trinh nam là loài cây lớn, cao tới 30m, thuộc loài đặc hữu ở Trung Quốc, xuất hiện ở một số vùng như Quý Châu, Hồ Bắc và Tứ Xuyên, hiện đang được xếp trong danh sách bảo vệ quốc gia hạng 2. Gỗ cây trinh nam rất đắt đỏ, có màu vàng óng khi đánh bóng, chỉ Hoàng đế Trung Hoa mới được sở hữu.

Theo sử sách ghi lại, gỗ trinh nam được dùng để làm cột trụ xây dựng Tử Cấm Thành, là vật liệu làm ngai vàng, tủ đồ trong phòng ngủ của các Hoàng đế thời nhà Minh. Hiện gỗ trinh nam có giá trị cao gấp 8000 lần so với gỗ thông thường.

Chất lượng của những loại gỗ được chọn lọc rất cao.

Chất lượng của những loại gỗ được chọn lọc rất cao.

Ngoài gỗ tốt, vị trí địa lý của Tử Cấm Thành cũng có ảnh hưởng không kém. Đây là một yếu tố giúp kiến trúc được bảo quản lâu như vậy. Ở phía Bắc Cố Cung tương đối khô và lạnh, vì vậy số lượng mối mọt ăn gỗ cũng ít hơn.

Thêm vào đó, hầu hết gỗ trong Tử Cấm Thành đều được sơn bằng sơn mài. Điều này cũng có vai trò ngăn côn trùng và tác động của tự nhiên.

Sử sách cũng ghi lại rằng trong Tử Cấm Thành đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn nên đã bị sửa chữa nhiều lần. Trận hỏa hoạn cuối cùng xảy ra vào năm Minh Tư Tông thứ 17. Lý Tự Thành thất thủ đành bỏ chạy để cứu lấy thân.

Trước khi đi, ông đã đốt Tử Cấm Thành . Sau khi nhà Thanh định đô, vì nhiều năm chiến tranh, ngân khố quốc gia không còn nhiều, họ chỉ có thể dùng cây thông đông bắc để thay thế. Phải mất 14 năm mới hoàn thành việc trùng tu một số sảnh ở giữa. Phần kiến trúc còn lại trong Cố Cung cơ bản vẫn được giữ nguyên.

Video: Tử Cấm Thành thậm chí chịu được sự rung lắc dữ dội của động đất lên tới 10,1 độ richter 

Bên cạnh việc không bị mối mọt, trải qua hơn 600 năm lịch sử, Tử Cấm Thành vẫn trụ vững dù từng hứng chịu hơn 200 trận động đất lớn nhỏ.

Hầu hết nhiều người cho rằng, sự vững chãi của công trình kiên cố này được xây dựng từ phần nền móng chắc chắn ở dưới đất. Nhưng câu trả lời không phải như thế. Điều khiến Tử Cấm Thành trở nên "bất tử" hóa ra lại nằm ở phía trên - khu vực mái nhà.

Theo các nhà nghiên cứu, từ 500 năm trước Công nguyên, các kiến trúc sư người Trung Quốc đã phát triển cấu trúc chống thiên tai theo khung gỗ hình chữ nhật, còn gọi là "đấu củng".

Lối kiến trúc này được cấu tạo từ một bộ các khối gỗ (đấu) và các tay xà ngắn (củng) được lắp đặt đúng vào khuôn và ăn khớp với nhau. Đấu củng thường nằm ở vị trí dưới hiên và mái nhà mà không dùng bất cứ thứ keo dính nào kết nối với nhau. 

Điều quan trọng nhất, khi kết nối với nhau, các thợ thủ công phải lắp đặt cho ăn khớp nhịp nhàng tạo thành khối thống nhất, không dùng đinh ốc.

Trước đó, kênh BBC từng thực hiện bộ phim tài liệu về "Bí mật Tử Cấm Thành" (Secrets of China's Forbidden City), trong đó có đoạn phim ghi cảnh các chuyên gia thực hiện thí nghiệm để tìm hiểu về độ vững chắc của đấu củng. Họ thậm chí dựng lại mô hình một căn phòng trong cung theo đúng thiết kế kiểu "đấu củng" và dùng máy lắc động đất để đo thử độ bền của công trình.

Kết quả nhận được rất đáng kinh ngạc khi công trình chịu đựng sức rung lắc lên tới 10,1 độ richter mà không hề đổ sập. Phần khung và mái nhà vẫn trụ vững khiến các nhà nghiên cứu và kiến trúc sư thời nay phải thán phục sự khéo léo của những người thợ thủ công cách đây hàng nghìn năm. 

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao Tử Cấm Thành có gần 200 ”ngự miêu”, nhưng ít ai nhìn thấy chúng?

Bên cạnh những cung điện nguy nga đậm chất hoài cổ và lịch sử, trong nhiều bức ảnh về Tử Cấm Thành, tức Cố Cung, du khách cũng có thể thấy một cảnh tượng khá độc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mộc Miên (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện cung đình Trung Hoa Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN