Ukraine mạo hiểm vượt sông Dnipro thành công: Chuyện gì xảy ra tiếp theo?

Ukraine gần đây tuyên bố thiết lập cầu đổ bộ thành công bên bờ đông sông Dnipro và đẩy lùi lực lượng Nga từ 3 - 8km. Đây là bước tiến đáng chú ý nhất của Kiev ở tiền tuyến nhưng tình hình vẫn còn hết sức phức tạp.

Kể từ tháng 10, lính thủy đánh bộ Ukraine đã thiết lập 3 cầu đổ bộ thành công ở bờ đông sông Dnipro - khu vực do Nga kiểm soát.

Kể từ tháng 10, lính thủy đánh bộ Ukraine đã thiết lập 3 cầu đổ bộ thành công ở bờ đông sông Dnipro - khu vực do Nga kiểm soát.

Tờ Abc.net.au hôm 20/11 đăng tải nhận định của Mick Ryan, nhà phân tích quân sự và là thiếu tướng quân đội Úc về hưu. Ông Ryan từng làm nhiệm vụ ở Iraq, Afghanistan, từng là chiến lược gia trong Bộ Tổng tham mưu liên quân Mỹ.

Theo nhận định của cựu tướng Ryan, kể từ khi tái kiểm soát thành phố Kherson ở bờ tây sông Dnipro vào tháng 11/2022, Ukraine thường tổ chức các cuộc đổ bộ quy mô nhỏ nhằm gây sức ép lên lượng phòng thủ Nga. Nhưng kể từ tháng trước, tình hình có sự thay đổi.

Ukraine bắt đầu thiết lập cầu đổ bộ ở 3 khu vực khác nhau thuộc bờ đông sông Dnipro. Các binh sĩ Ukraine sau đó kết nối 3 khu vực đổ bộ này với nhau, cũng như cố gắng đẩy lùi lực lượng Nga nhằm tạo vùng đệm để giảm bớt sức ép cho các địa điểm đổ bộ.

Antonivsky, cây cầu duy nhất nối hai bờ sông Dnipro, đã bị hư hại sau khi Nga rút quân khỏi Kherson vào tháng 11/2022.

Antonivsky, cây cầu duy nhất nối hai bờ sông Dnipro, đã bị hư hại sau khi Nga rút quân khỏi Kherson vào tháng 11/2022.

Tuần trước, giới chức Ukraine lần đầu xác nhận Kiev đã tổ chức đổ bộ, vượt sông Dnipro thành công. Theo cựu tướng Ryan, mục tiêu của Ukraine khi vượt sông Dnipro vẫn chưa rõ ràng.

Đây có thể là nỗ lực đánh lạc hướng nhằm buộc Nga phân tán lực lượng ở miền đông Ukraine. Đây cũng có thể là mũi tiến công chính vì chiến dịch đổ bộ thường chỉ diễn ra nếu có sự đầu tư đáng kể về nguồn lực.

Cựu tướng Ryan nhận định, cuộc tiến công ở bờ đông sông Dnipro tạo ra cơ hội để Ukraine có thể kết thúc một năm giao tranh đầy khó khăn. 

Kiev cần các kết quả tích cực để tạo niềm tin cho Mỹ và phương Tây. Việc Quốc hội Mỹ đến nay vẫn chưa phê duyệt ngân sách hỗ trợ mới đã khiến "Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có nhiều đêm mất ngủ".

Cựu tướng Úc nhận định, Ukraine vẫn đang đối mặt với một số thách thức. Thứ nhất, lực lượng Ukraine trấn giữ ở bờ đông sông Dnipro - kể cả khi đã đẩy lùi Nga thành công từ 3 - 8km - vẫn đối mặt rủi ro vì thiếu các phương tiện chiến đấu, cũng như không được pháo binh hỗ trợ đầy đủ khi tiến sâu sang lãnh thổ Nga kiểm soát.

Thứ hai, Ukraine sẽ đối mặt với thách thức về mặt hậu cần để duy trì tiếp tế liên tục cho lực lượng đổ bộ. Cho đến khi Ukraine có thể xây dựng cầu phao nối hai bờ sông, lực lượng đổ bộ vẫn đối mặt nguy cơ cạn kiệt đạn được và các nguồn lực khác.

Theo cựu tướng Úc, đây có thể là cuộc tiến công đáng chú ý cuối cùng của Ukraine trong năm 2023. Do đó, Kiev sẽ hành động thận trọng, cố gắng giữ vững những bước tiến đạt được.

Cuộc đổ bộ thành công được cho là bước tiến đáng chú ý cuối cùng của Ukranie trong năm 2023. 

Cuộc đổ bộ thành công được cho là bước tiến đáng chú ý cuối cùng của Ukranie trong năm 2023. 

Đầu tháng này, trả lời phỏng vấn báo Anh, Tổng Tư lệnh quân đội Ukraine, đại tướng Valery Zaluzhny nói về việc "quân đội không thể tạo được đột phá đáng kể".

Ông Ryan cho rằng, bình luận của ông Zaluzhny là rất đáng lưu tâm. Điều đó có nghĩa là ngay cả khi đã vượt sông Dnipro thành công, khả năng Ukraine đạt bước tiến nhanh chóng ở vùng Kherson do Nga kiểm soát là rất thấp.

Ukraine sẽ không mạo hiểm dồn toàn lực tiến công vì thất bại sẽ khiến Kiev mất các đơn vị lính thủy đánh bộ tinh nhuệ, cũng như bất kỳ tổn thất nào sẽ càng khiến Ukraine đánh mất thêm sự ủng hộ của phương Tây.

Theo nhận định của cựu tướng Úc, Nga có thể đang chờ xem Ukraine có bổ sung thêm lực lượng vượt sông hay không trước khi tập trung lực lượng đẩy lùi lính thủy đánh bộ Ukraine.

Các nhà phân tích phương Tây cũng đồng tình, nói rằng Ukraine sẽ cần triển khai hàng ngàn binh sĩ và phương tiện hạng nặng ở bờ đông nếu muốn mở mũi nhọn tiến tới bán đảo Crimea.

"Thách thức lớn đối với Ukraine là đảm bảo hoạt động lâu dài của các đơn vị lớn hơn cấp đại đội", nhà phân tích Mykola Bielieskov của Ukraine cho biết. "Xây cầu phao là cần thiết nhưng cây cầu rất dễ bị đánh sập trước hỏa lực mạnh của Nga ở trên không và trên bộ".

Michel Goya, chuyên gia quân sự và là cựu đại tá quân đội Pháp, nói hoạt động vượt sông Dnipro của Ukraine vẫn còn "khá hạn chế và chỉ mang tính biểu tượng".

Nguồn: [Link nguồn]

Căng thẳng Nga – Ukraine mới nhất ngày 21/11: Lý do buộc Ukraine phải thay đổi chiến thuật tấn công

Ukraine được cho là buộc phải từ bỏ chiến thuật sử dụng thiết giáp hạng nặng và chuyển sang thực hiện tấn công bằng bộ binh do thời tiết xấu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Abc.net.au ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN