Thách thức nội bộ ngày càng khiến Tổng thống Ukraine Zelensky "đau đầu"?

Bên cạnh các diễn biến tăng nhiệt trong cuộc xung đột với Nga, Tổng thống Ukraine đang có một mối bận tâm khác ngày càng lớn, đó là những thách thức trong nội bộ chính quyền Kiev.

Để tiến gần hơn đến nỗ lực gia nhập EU, ông Zelensky gần giải quyết tận gốc nạn tham nhũng, lạm quyền và các thách thức nội bộ khác.

Để tiến gần hơn đến nỗ lực gia nhập EU, ông Zelensky gần giải quyết tận gốc nạn tham nhũng, lạm quyền và các thách thức nội bộ khác.

Các báo cáo gần đây cho thấy các quan chức trong chính quyền Tổng thống Ukraine Zelensky đang trục lợi từ những khoản hỗ trợ tài chính mà phương Tây cung cấp trong cuộc xung đột với Nga.

Một loạt các quan chức Ukraine thời gian qua vướng bê bối tham nhũng, trục lợi từ việc tăng giá cả hàng hóa thiết yếu, sử dụng các khoản tiền sai mục đích trong số hàng tỷ USD mà phương Tây cung cấp.

Đây là lời nhắc nhở đối với ông Zelensky, rằng chiến dịch quân sự của Nga không phải là mối nguy duy nhất mà Ukraine đang đối mặt, Washington Post ngày 12/2 đăng tải bài xã luận cho biết.

Các bê bối tham nhũng và lạm quyền xảy ra từ tháng 1/2023, với 10 quan chức cấp cao cho đến nay đã bị sa thải hoặc phải từ chức, bao gồm một Phó Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine.

Đáng chú ý, cảnh sát Ukraine cũng khám xét căn nhà của một ông trùm truyền thông, người từng ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Zelensky năm 2019.

Trên các phương tiện truyền thông, Ukraine chỉ nhắc tới việc một Thứ trưởng Quốc phòng có liên quan tới bê bối nâng giá lương thực phục vụ quân đội. Nhưng các vấn đề còn sâu rộng hơn nhiều, theo Washington Post.

Một quan chức văn phòng Tổng thống Ukraine bị cáo buộc sử dụng xe SUV vào mục đích cá nhân. Chiếc xe do hãng General Motors của Mỹ hỗ trợ chính phủ Ukraine nhằm phục vụ sơ tán dân thường trong chiến sự. 

Một phó công tố viên bị cáo buộc mượn xe sang Mercedes-Benz từ một doanh nhân giàu có để phục vụ chuyến đi nghỉ dưỡng của gia đình ở Tây Ban Nha.

Cả hai quan chức này sau đó đều đã bị sa thải. Chính phủ Kiev cũng siết chặt lệnh cấm quan chức ra nước ngoài ngoại trừ các chuyến công vụ.

Theo Washington Post, hiện chưa có bằng chứng cho thấy các bê bối có liên quan đến khoản hỗ trợ quân sự mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Về phần mình, ông Zelensky đã khẳng định không dung thứ cho nạn tham nhũng, kể cả khi quốc gia đang trong giai đoạn thời chiến.

Năm 2022, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đã xếp Ukraine ở vị trí thứ 116 trong số 180 quốc gia đối mặt với các thách thức về tham nhũng. Đây là một bước tiến đáng kể nhưng Ukraine vẫn là quốc gia đối mặt với nạn tham nhũng hàng đầu ở Đông Âu.

Tại Washington, các nghị sĩ đảng Cộng hòa đã cảnh báo có thể hạn chế khoản hỗ trợ tài chính và quân sự khổng lồ cho Ukraine. Theo báo Mỹ, Kiev sớm muộn sẽ phải giải trình với Washington về các khoản tiền hỗ trợ bị sử dụng sai mục đích.

Báo Mỹ nhận định, ngay cả trong trường hợp xung đột sớm kết thúc, Ukraine vẫn sẽ phải đối mặt những cải cách kéo dài để đạt các tiêu chuẩn gia nhập Liên minh châu Âu (EU).

Ukraine đã thực hiện một số cải thiện về tính minh bạch, đặc biệt là trong việc theo dõi và hạch toán các khoản hỗ trợ kinh tế và quân sự từ nước ngoài. Tuy nhiên, Kiev gần như đã thất bại trong việc thiết lập một hệ thống đảm bảo pháp quyền, theo báo Mỹ.

Trọng tâm của vấn đề đó là mâu thuẫn đang diễn ra đối với cải cách tư pháp, đặc biệt là trong số hàng ngũ các thẩm phán Ukraine - những người đã nhiều lần bị các chuyên gia phương Tây chỉ trích là tham nhũng công khai hoặc có quan điểm ủng hộ Nga.

Mùa hè năm ngoái, một hội nghị quốc tế với sự tham gia của các quốc gia hỗ trợ cho Ukraine, kết thúc với lời kêu gọi Ukraine cần tăng cường xây dựng tính minh bạch, áp đặt một loạt các cải cách, bao gồm kiểm tra các ứng viên tư pháp về năng lực, sự liêm chính và độc lập về chính trị.

Ông Zelensky là người ủng hộ cải cách tư pháp, nhưng bản thân ông lại thiếu quyền lực để thực hiện điều này. Sự thúc đẩy, nếu muốn thành hiện thực, sẽ phải đến từ các đồng minh phương Tây. Nhưng ưu tiên của phương Tây hiện nay là giúp Ukraine giành ưu thế trong xung đột quân sự để tạo lợi thế trên bàn đàm phán.

Có thể nói, Ukraine vì nhiều lý do vẫn chưa thể thực hiện cải cách có hệ thống. Nạn tham nhũng và các bê bối bị phanh phui cho thấy nỗ lực cải cách của ông Zelensky chưa đạt kì vọng.

Kiev có thể viện lý do tập trung cho khía cạnh quân sự nhưng sự cải cách để đạt tiêu chuẩn tương đương các nước EU khác là điều không thể trì hoãn được mãi, theo Washington Post.

Nguồn: [Link nguồn]

Ông Zelensky ký sắc lệnh sa thải quan chức quốc phòng cấp cao

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 11/2 đã sa thải một quan chức cấp cao thuộc lực lượng Vệ binh Quốc gia, khẳng định quyết tâm tiếp tục làm trong sạch bộ máy chính quyền.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Washington Post ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN