Thách thức lớn nhất đối với Đài Loan nếu muốn ngăn Trung Quốc tấn công

Nếu Đài Loan muốn chặn đứng đợt tấn công quân sự từ Trung Quốc đại lục, hòn đảo sẽ phải vượt qua thách thức lớn đến từ việc thế hệ thanh niên ở Đài Loan ngày càng ngại nhập ngũ, không sẵn sàng cầm súng chiến đấu.

Đài Loan ở thời điểm hiện tại không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.

Đài Loan ở thời điểm hiện tại không sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh.

Roger Lin là một sinh viên 21 tuổi sống ở Đài Loan. Lin sắp phải trải qua 4 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc mà chàng thanh niên này cho rằng là “phí thời gian” và không cần thiết, theo AP.

Một làn sóng chỉ trích khác cho rằng 4 tháng tham gia nghĩa vụ quân sự là quá ngắn và không giải quyết được điều gì, so với những thế hệ trước phải nhập ngũ trong 2-3 năm.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Đài Loan leo thang, các chiến đấu cơ Trung Quốc không ngừng áp sát, uy hiếp hòn đảo, Lin vẫn không thay đổi suy nghĩ.

Lin cho rằng quân đội Trung Quốc quá áp đảo, Đài Loan chắc chắn sẽ hứng chịu thiệt hại nặng, ngay cả khi có Mỹ hỗ trợ.

“Tốt nhất là 4 tháng đó hãy trôi qua thật nhanh. Thật phí thời gian”, Lin trả lời phỏng vấn hãng thông tấn AP tại một quán cà phê trong trong khuôn viên Đại học Quốc gia Chengchi ở Đài Bắc.

“Tôi không nghĩ rằng Mỹ sẽ giúp. Dù họ có hỗ trợ hay không, với những người bình thường như tôi, kết cục sẽ vẫn thế”, Lin nói.

Tư tưởng buông xuôi và thờ ơ của Lin không phải là hiếm đối với thế hệ trẻ ở Đài Loan ngày nay. Nhưng nó đến vào giai đoạn hết sức hệ trọng, vì Bắc Kinh đã công khai ý định sẽ phải thu hồi Đài Loan, liên tục tập trận quân sự, mô phỏng kịch bản tác chiến thực tế.

Số lượng quân chính quy ở Đài Loan ngày càng suy giảm theo năm tháng.

Số lượng quân chính quy ở Đài Loan ngày càng suy giảm theo năm tháng.

Điều duy nhất ngăn một cuộc xung đột có thể khiến Mỹ phải nhảy vào can thiệp là ý chí và năng lực sẵn sàng răn đe các hành động gây hấn từ Trung Quốc, giới quan sát nhận định.

Nhưng Đài Loan dường như đã không truyền được lòng tự tôn và tinh thần sẵn sàng chiến đấu cho giới trẻ, giống như Hàn Quốc, Israel hay thậm chí là Singapore – quốc gia không phải đối mặt với bất cứ mối đe dọa cận kề nào.

Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy công chúng Đài Loan chia rẽ về việc có sẵn sàng ngăn chặn một cuộc tấn công từ Trung Quốc đại lục hay không, dù đa số người dân Đài Loan vẫn muốn giữ quyền tự chủ.

3 năm trước, quân chính quy ở Đài Loan đã giảm từ 275.000 người xuống còn 165.000. Trung Quốc hiện có 2 triệu quân.

Trước sức ép từ công chúng, Đài Loan đang bỏ dần chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc, chuyển hướng phát triển quân đội tình nguyện. Nhưng mức lương, những khoản tài trợ, nhà ở chưa đủ hấp dẫn để giới trẻ Đài Loan nhập ngũ.

“Đài Loan không có văn hóa về sự cống hiến. Giới trẻ rời đi khi họ kết thúc nghĩa vụ quân sự. Đó là vấn đề lớn”, Huang Chung-ting, trợ lý tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh ở Đài Bắc, nói.

Lin Chen-feng, một thanh niên 30 tuổi nói: “Tôi và bạn bè không nghĩ rằng nhập ngũ là điều đúng đắn vì nó không còn phù hợp với cuộc sống thực tế”.

Điều này khiến những thế hệ đi trước ở Đài Loan cảm thấy thất vọng và lo lắng. “Người trẻ chỉ biết chỉ trích Trung Quốc bằng bàn phím. Họ không dám nhập ngũ để chứng minh sự quyết tâm”, James Huang, 47 tuổi, trung tá về hưu, từng phục vụ trong đơn vị bộ binh, nói.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.

“Một khi Trung Quốc dội bom, nã tên lửa, bọn trẻ nghĩ rằng chúng sẽ vẫn còn được dùng internet? Người Đài Loan hiện giờ không sẵn sàng cho chiến tranh”, Huang nói.

Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn là người chủ trương xây dựng hòn đảo độc lập với Trung Quốc đại lục, đang tìm cách để thu hút người trẻ nhập ngũ, cũng như xây lực lượng quân dự bị tinh nhuệ hơn.

Động thái của bà Thái diễn ra khi có một luồng ý kiến ở Mỹ cho rằng có nên đánh giá lại hiệp ước tương trợ mà Mỹ ký với Đài Loan. Hiệp ước là cơ sở để duy trì hiện trạng hòa bình ở hai bờ eo biển Đài Loan kể từ năm 1979.

Một số chuyên gia cho rằng, hiệp ước kéo dài khiến Đài Loan không còn đầu tư một cách đúng mực vào quân đội. “Tôi rất lo lắng nếu người Đài Loan nghĩ rằng họ không cần chi tiêu cho việc phòng vệ, không cần nhập ngũ vì đã có Mỹ giúp”, Shelley Rigger, chuyên gia về Đài Loan tại Đại học Davidson ở bang North Carolina, Mỹ, nói.

“Trung Quốc đang muốn thay đội hiện trạng hai bờ eo biển Đài Loan”, Yisuo Tzeng, quyền giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh, cho biết. “Đài Loan có thể duy trì được hiện trạng hay không, tôi không chắc”.

Môi trường tác chiến ngày nay cũng đã thay đổi so với cách đây 4 thập kỷ. Trung Quốc đã sở hữu những vũ khí hiện đại nhằm đánh chìm tàu sân bay Mỹ.

“Chúng ta không có đủ năng lực để bảo vệ Đài Loan nếu không chấp nhận rủi ro lớn”, Bonnie Glaser, giám đốc dự án về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, nói.

Nhưng những kịch bản đó không làm thay đổi quan niệm của giới trẻ Đài Loan về việc nhập ngũ. Lai Yen-cheng, một sinh viên 21 tuổi ở Đài Bắc, nói mối đe dọa từ Trung Quốc là đáng kể nhưng chuyện nhập ngũ thì chắc chắn không.

“Binh sĩ được hưởng ưu đãi và được coi trọng ở Mỹ, nhưng ở Đài Loan thì không như vậy”, Lai nói khi chưa đến hạn hoàn thành 4 tháng nghĩa vụ quân sự bắt buộc.

Nhiều thanh niên Đài Loan vẫn tin rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ  tấn công. Lai nói mình sẽ tình nguyện chiến đấu, một khi xung đột nổ ra, còn bây giờ thì chắc chắn là không muốn nhập ngũ.

Thách thức lớn nhất đối với Đài Loan nếu muốn ngăn Trung Quốc tấn công - 4Thách thức lớn nhất đối với Đài Loan nếu muốn ngăn Trung Quốc tấn công - 4Thách thức lớn nhất đối với Đài Loan nếu muốn ngăn Trung Quốc tấn công - 4

Nguồn: [Link nguồn]

Chiến đấu cơ Trung Quốc răn đe Đài Loan rơi sau khi cất cánh

Sau nhiều tuần các máy bay Trung Quốc liên tục gây sức ép, áp sát đảo Đài Loan, một chiến đấu cơ Trung Quốc đã bị rơi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Đài Loan Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN