Phát hiện mỏ kim cương khổng lồ chưa rõ giới hạn hàng tỉ năm tuổi, sâu 400km

Sự kiện: Bí ẩn khoa học

Kim cương từ khu vực này đã có những lần được phun lên bề mặt Trái đất nhờ hoạt động của núi lửa.

Mỏ kim cương ước tính hàng tỉ năm tuổi, nằm ở sâu hàng trăm km dưới lòng đất.

Mỏ kim cương ước tính hàng tỉ năm tuổi, nằm ở sâu hàng trăm km dưới lòng đất.

Theo The Sun, mỏ kim cương này được các nhà khoa học tìm thấy ở độ sâu tới 400km, bên dưới lớp vỏ Trái đất. Các nhà khoa học tìm thấy dấu vết của mỏ kim cương ở bên dưới lãnh thổ Brazil, nhưng cũng có thể tồn tại nhiều mỏ kim cương như vậy ở các nơi khác.

Mỏ kim cương này ước tính đã tồn tại được hàng tỉ năm và các nhà khoa học chưa biết vì sao chúng lại nằm ở độ sâu đáng kể như vậy. Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh, Canada, Úc và Brazil thực hiện, khi phân tích thành phần hóa học hình thành nên kim cương, phun ra từ ngọn núi lửa ở khu vực Juina, Brazil.

Các nhà khoa học không loại trừ mỏ kim cương có tuổi đời như Mặt trăng, thậm chí có thể đã xuất hiện từ những giai đoạn đầu hình thành nên Trái đất,  cách đây 4,5 tỉ năm.

Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới này giúp giải quyết được bí ẩn về cấu trúc của Trái đất.

Các nhà khoa học phát hiện dấu vết của mỏ kim  cương từ núi lửa phun trào ở Juina, Brazil.

Các nhà khoa học phát hiện dấu vết của mỏ kim  cương từ núi lửa phun trào ở Juina, Brazil.

Các chuyên gia từ lâu đã đặt câu hỏi về sự tồn tại của một hồ chứa kim cương khổng lồ, giữa lớp vỏ Trái đất và phần lõi. Nghiên cứu mới có thể đã chứng minh rằng thực sự có kim cương ở đó.

Tiến sĩ Suzette Timmerman, nhà khoa học đến từ Đại học Úc, nói: “Kim cương là dạng vật thể cứng nhất, khó phá hủy nhất hình thành bởi tự nhiên. Chúng cho chúng tôi hiểu thêm về giai đoạn hình thành nên Trái đất”.

Timmerman nói với The Sun rằng không rõ ở sâu 400km dưới lòng đất có lượng kim cương lớn đến mức nào, nhưng với việc đã tồn tại từ hàng tỉ năm trước thì mỏ kim cương này có trữ lượng rất lớn.

Các nhà khoa học đồn đoán vẫn còn nhiều mỏ kim cương cổ xưa khác, tồn tại ở độ sâu từ 400-650km dưới lòng đất, nằm ở khu vực gọi là vùng chuyển tiếp. “Những mỏ kim cương này đã nằm ở đó kể từ giai đoạn hình thành nên Trái đất”, Timmerman nói.

Khám phá hố khổng lồ ”đẻ” kim cương nhiều nhất thế giới

Chiếc hố khổng lồ có luồng gió xoáy cực mạnh, có thể hút máy bay trực thăng xuống dưới, thực chất là một mỏ kim...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo Đăng Nguyễn - Daily Mail ([Tên nguồn])
Bí ẩn khoa học Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN